Triển khai thực hiện các chính sách đột phá, xã Đắk Ruồng (Kon Rẫy - Kon Tum) đang chuyển mình tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu đô thị hóa và nâng cao đời sống nhân dân.
“3 đột phá”
Về xã Đắk Ruồng, nơi trung tâm hành chính huyện Kon Rẫy, chúng tôi nhận thấy một nông thôn miền núi khởi sắc; những ngôi nhà cao tầng kiến trúc hiện đại mọc lên xen lẫn những vườn đồi trĩu quả. Tại trung tâm xã, dọc theo Quốc lộ 24, tập trung đông dân cư, phát triển mạnh về thương mại…, tạo nên một Đắk Ruồng căng tràn sức sống mới.
Ông Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch UBND xã Đắk Ruồng, cho biết: “Đắk Ruồng được tỉnh chọn làm xã điểm xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Năm 2016, Đắk Ruồng là xã đầu tiên của huyện về đích NTM, sự kiện này đã tạo động lực mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo ra “xung lực mới” giúp xã trở nên năng động hơn.
Song song với việc giữ vững và nâng cao các tiêu chí NTM, Đắk Ruồng đẩy mạnh “3 đột phá”: chỉnh trang đô thị, cải cách thủ tục hành chính và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời đẩy mạnh thương mại, dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sẵn sàng trải thảm cho các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn…, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện tiêu chí thị trấn huyện lỵ của huyện Kon Rẫy (Quyết định số 203/QĐ-UBND ngày 21/2/ 2006 của UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng thị trấn huyện lỵ huyện Kon Rẫy tại khu vực Đắk Ruồng - Tân Lập trở thành thị trấn trung tâm huyện lỵ của huyện Kon Rẫy)”.
Giúp chúng tôi hiểu thêm, ông Hải chia sẻ: Chính quyền và nhân dân trong xã quyết tâm thực hiện chỉnh trang đô thị tại khu vực Quốc lộ 24 (thôn 9), trồng hoa, cây cảnh tạo khuôn viên, vệ sinh môi trường, giữ vững môi trường xanh - sạch - đẹp…; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiếp nhận và trả các thủ tục hồ sơ theo cơ chế “một cửa”, thực hiện đồng bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính để giải quyết nhanh gọn những hồ sơ, giảm tối đa thời gian, chi phí đi lại của các cá nhân, tổ chức.
Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, Đắk Ruồng đặc biệt chú trọng phát triển đa dạng các loại hình sản xuất, phát triển tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng bộ từ khâu lựa chọn cây, con giống có giá trị, phù hợp với địa phương, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, tạo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản; phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững gắn với XDNTM.
Ba nhà máy: nhà máy chế biến đá vật liệu xây dựng, tinh bột sắn và thủy điện; 01 du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; 01 HTX nông nghiệp xanh; gần 190 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ; 07 đội thợ xây dựng (15-17 lao động/đội) và các cơ sở chế biến gỗ, xưởng mộc sản xuất đồ gỗ dân dụng, gia công cơ khí… đã tạo việc làm ổn định, thu nhập cao cho lao động địa phương, thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề thu hút lực lượng lớn lao động phi nông nghiệp.
Không chỉ tập trung phát triển kinh tế - xã hội, xã còn thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo, phong trào thi đua xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa và cơ quan văn hóa; duy trì, giữ vững các danh hiệu văn hóa đã được công nhận, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Bằng những hành động cụ thể, đáp ứng yêu cầu thời đại mới, Đắk Ruồng đã góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của huyện Kon Rẫy nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.