Chợ tự phát ven QL45 (Yên Định): Chính quyền châm chước vì nhu cầu và sự tiện lợi!?
Hình ảnh “nhếch nhác, lộn xộn” mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị xuất hiện vài năm gần đây tại một khu chợ tự phát ven QL 45, đoạn qua địa phận xã Định Long (Yên Định- Thanh Hóa).
Theo ông Lê Văn Thanh, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Định, vì nhu cầu cũng như sự tiện lợi của người lao động nên chính quyền các cấp đành... châm chước!?
Là huyện đầu tiên của Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới, Yên Định đang phát triển một cách nhanh chóng và hướng tới xây dựng địa phương chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Tuy nhiên, tình trạng chợ cóc mọc lên và hoạt động vô tổ chức, gây ra tình trạng nhếch nhác, mất mĩ quan đô thị cũng như mất trật tự an toàn giao thông ngay tại khu vực trung tâm của huyện trong thời gian qua khiến nhiều người bức xúc.
Đã không ít những vụ tai nạn thương tâm xảy ra tại khu vực này. "Cuối năm 2020, tại khu vực chợ cóc tự phát này xảy ra một vụ tai nạn giữa xe máy và ô tô, khiến cho một người phụ nữ là công nhân trong nhà máy may phải cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định với tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân ban đầu mà ai cũng đều hiểu được bắt nguồn từ khi xuất hiện khu chợ cóc tự phát mọc ven đường, tình trạng đông đúc cảnh người mua kẻ bán, nhốn nháo giữa QL45, cho nên việc xảy ra tai nạn giao thông ở đây là khó tránh khỏi”, người dân tên Liên cho hay.
Trước thông tin từ người dân, phóng viên đã có buổi khảo sát thực địa và ghi nhận những gì phản ánh là hoàn toàn có cơ sở. Dọc QL45, từ thị trấn Quán Lào, qua xã Định Long đến xã Định Liên, trên quãng đường dài chưa đến 1km, nhưng hình ảnh hàng quán lộn xộn, nhếch nhác, bẩn thỉu do hàng hóa bày tràn cả ra mặt đường.
“Cứ vào khoảng 16h30 hàng ngày, nơi đây dần hiện lên hình ảnh người mua, kẻ bán đông nghịt, ai nấy hối hả dừng xe tùy tiện trên vỉa hè, dưới lòng đường, mặc cho các loại phương tiện vận tải lớn như xe tải, xe khách bấm còi inh ỏi… Cao điểm vào khung giờ từ 16h00 đến 19h, đây là thời điểm công nhân làm tại các khu nhà máy đối diện tan ca… Lúc này, mặt đường QL45 biến thành khu chợ thực thụ. Người dân sinh sống quanh đây thường truyền tay nhau kinh nghiệm sống, khi cần tham gia giao thông qua đoạn đường này thì tốt nhất tìm đường khác mà đi cho đỡ phức tạp”, anh Ngọc – người dân sinh sống tại thôn Tân Ngữ, xã Định Long nói.
Chị Nguyễn Thị Hương, trú tại xã Định Long, cho biết: Tình trạng chợ cóc tự phát, lộn xộn mọc lên tại đây đã mấy năm nay nhưng không thấy bóng dáng của các cơ quan quản lý. Ban đầu chỉ có một vài hàng bán thực phẩm như rau, thịt, cá và các nhu yếu phẩm phục vụ cho hơn 10 nghìn công nhân làm việc tại cụm công nghiệp của huyện. Thấy bán được, nhiều người từ nơi khác cũng đánh xe lưu động về giăng hàng ra để bán. Thậm chí, nhiều tiểu thương đang bán hàng tại chợ Vạn (khu chợ truyền thống ngay sát chợ cóc) cũng bỏ chợ ra đây ngồi bán.
Từ khoảng 14 giờ, người bán đã ùn ùn chở hàng đến đây và bày tràn lan ra các khu đường gom dân sinh. Khi hết chỗ, người đến sau bày tràn ra cả lòng đường QL45 để chờ công nhân tan tầm. Khoảng thời gian từ 17 – 18 giờ, cả đoạn đường dài gần 1km ken đặc kín người mua, kẻ bán ồn ào, huyên náo.
Gần như ngày nào trên đoạn đường này cũng xảy ra va chạm giao thông. Cùng với đó là đủ loại rác thải sinh hoạt được thải bừa bãi ra môi trường. “Chúng tôi rất khó chịu và bức bối trước sự vô tổ chức của khu chợ cóc này. Vừa làm mất mỹ quan đô thị của thị trấn, vừa gây mất an toàn giao thông nhưng không hiểu sao nó vẫn được tồn tại mà không có bất cứ động thái xử lý nào của chính quền địa phương và các cơ quan chức năng?”, chị Hương bức xúc đặt câu hỏi.
Chung tâm trạng bức xúc như chị Hương, anh Hoàng Đình Hà, tài xế xe tải chuyên vận chuyển hàng từ chợ thành phố Thanh Hóa lên các huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy (Thanh Hóa) nói: “Chúng tôi luôn phải cố gắng tránh giờ tan tầm của công nhân tại đây. Vào giờ cao điểm, công nhân từ khu công nghiệp túa ra đường quốc lộ. Ai cũng vội vã, cả người bán, người mua đều rất thiếu ý thức. Nhiều khi còi, hét khản cổ mà họ cứ ì ra, thậm chí còn dùng những lời lẽ thô tục, khó nghe chửi lái xe. Tình trạng này đã kéo dài vài năm nay nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy bóng dáng của lực lượng CSGT hay trật tự địa phương đứng ra xử lý!”.
Trả lời vấn đề nêu trên với các cơ quan báo chí, ông Lê Văn Thanh, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Định, cho hay: Sở dĩ có tình trạng lộn xộn là do Cụm công nghiệp của huyện đóng tại xã Định Liên có tới 15.000 công nhân là người địa phương đang làm việc cho 4 nhà máy, xí nghiệp tại đây.
Trước kia, huyện cũng đã yêu cầu xã xử lý nhưng vì nhu cầu cũng như sự tiện lợi của người lao động nên chính quyền các cấp của Yên Định đành “châm chước”. Chính vì lý do buông lỏng này đã tạo điều kiện cho khu chợ cóc vô tổ chức ngày càng phát triển.
“Huyện đã quy hoạch và cho xây dựng một khu trung tâm thương mại rộng hơn 1ha, tại xã Định Liên. Sắp tới, hy vọng khi khu thương mại này đi vào hoạt động, sẽ giải quyết được vấn đề của khu chợ cóc!”, ông Thanh cho biết thêm.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng huyện Yên Định, đặc biệt là lực lượng Công an huyện Yên Định, cần sớm vào cuộc xử lý thật nghiêm tình trạng vi phạm an toàn giao thông (ATGT) cũng như tình trạng mỹ quan đô thị đang diễn ra tại đây.
Tạp chí Kinh tế nông thôn hy vọng cơ quan chức năng huyện Yên Định sớm tiếp nhận ý kiến phản ánh, thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, nhằm nâng cao ý thức người dân, xứng đáng với danh hiệu là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.