Chính phủ số giúp bộ máy Nhà nước hoạt động hiệu quả, hiệu lực hơn, minh bạch hơn, giảm tham nhũng.
Kinh tế số thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới, thoát bẫy thu nhập trung bình. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.
Chuyển đổi số, không ai bị bỏ lại phía sau
Trong bài tham luận tại Đại hội XIII của Đảng “Chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, để thích ứng với tình hình mới và tận dụng cơ hội mà cuộc mạng công nghệ lần thứ tư mang lại, ngày 27/9/2019, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Chuyển đổi số giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng - dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học. Chuyển đổi số y tế sẽ cho phép người dân, thông qua các nền tảng số tiếp cận với dịch vụ y tế tốt nhất 24/7 từ những bác sĩ giỏi nhất, giải quyết vấn đề giảm tải cho tuyến y tế cơ sở. Còn có rất nhiều ví dụ khác về các ngành, lĩnh vực có tiềm năng chuyển đổi số. Chuyển đổi số không phải là cuộc cách mạng của công nghệ mà là cuộc cách mạng về thể chế. Thể chế cần đi trước một bước và được điều chỉnh linh hoạt để chấp nhận những cái mới: công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới, mô hình mới. Chỉ có đổi mới sáng tạo, Việt Nam mới thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Ở cấp độ quốc gia, chuyển đổi số là chuyển đổi chính phủ số, kinh tế số và xã hội số quốc gia. Ở cấp độ địa phương, chuyển đổi số là chuyển đổi sang chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn của địa phương đó. Địa phương chuyển đổi số thành công sẽ đóng góp vào thành công chung của chuyển đổi số quốc gia. Do vậy, chuyển đổi số là nhiệm vụ cần sự vào cuộc quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, triển khai xuyên suốt, đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương.
Chuyển đổi số còn là cuộc cách mạng của toàn dân. Chuyển đổi số chỉ thực sự thành công khi mỗi người dân tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Chuyển đổi số mang trong mình sứ mệnh lớn lao, đó là phổ cập và cá nhân hoá các dịch vụ (như dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, …) tới từng người dân để phục vụ người dân tốt hơn. Chuyển đổi số tạo ra cơ hội cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tiếp cận dịch vụ trực tuyến một cách công bằng, bình đẳng và nhân văn rộng khắp “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Làm chủ hạ tầng số
Hạ tầng số đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế số, xã hội số. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, hạ tầng viễn thông sẽ chuyển dịch thành hạ tầng số bao gồm hạ tầng viễn thông và điện toán đám mây. Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ di động 5G, làm chủ hạ tầng điện đám mây (cloud) thông qua các nền tảng “Make in Viet Nam”. Bên cạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc làm chủ hạ tầng số, làm chủ dữ liệu của người Việt là nhiệm vụ chiến lược, cần được ưu tiên hàng đầu.
Ngành Thông tin và Truyền thông cũng định hướng hạ tầng bưu chính chuyển đổi từ chuyển phát thư báo thành hạ tầng của dòng chảy vật chất phục vụ cho nền kinh tế số. Bên cạnh dòng chảy dữ liệu, hạ tầng bưu chính sẽ trở thành một huyết mạch của thương mại điện tử. Bưu chính được giao trọng trách phục vụ phát triển chính phủ số, cải cách hành chính, góp phần đưa dịch vụ công lên mức độ 3, mức độ 4; đồng thời bảo đảm an toàn tuyệt đối dịch vụ bưu chính phục vụ cơ quan Đảng và Nhà nước từ Trung ương tới địa phương.
Làm chủ các nền tảng số
Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chính phủ số, chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Nhanh hơn ở chỗ các nền tảng đã sẵn sàng đưa vào sử dụng, dùng chung. Giảm chi phí ở chỗ không cần đầu tư kinh phí và thời gian phát triển mới từng phần mềm. Dịch vụ được cung cấp qua các nền tảng số sẽ ngày càng rẻ như hoá đơn điện nước nếu có lượng người dùng lớn. Vì vậy, chuyển đổi số dựa trên các nền tảng số sẽ trở nên hiệu quả.
Ngành Thông tin và Truyền thông định hướng phát triển hệ sinh thái các nền tảng số đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam và từ đó đi ra thế giới. Mở rộng không gian mạng quốc gia thông qua mở rộng phạm vi hoạt động của các nền tảng số “Make in Viet Nam”. Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nền tảng số “Make in Viet Nam” có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới.
Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định phát triển kinh tế tư nhân ở hầu hết các lĩnh vực và kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Các nền tảng “Make in Viet Nam” sẽ gánh vác trên vai sứ mệnh lớn lao, đó là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSME) thực hiện chuyển đổi số, góp phần vào hiện thực hóa chủ trương lớn của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế quốc gia. Tiếp cận được với các doanh nghiệp này, doanh nghiệp nền tảng sẽ có cơ hội tiếp cận với 98% doanh nghiệp Việt Nam. Đây là thị trường không nhỏ mà doanh nghiệp nền tảng Việt Nam cần phải tập trung khai thác triệt để. Để thực hiện mục tiêu chiến lược đó, ngành Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu phát triển doanh nghiệp công nghệ số, cứ 1.000 người dân/doanh nghiệp công nghệ số.
Làm chủ không gian mạng quốc gia
Nếu coi chuyển đổi số là vũ khí sắc bén để mở rộng không gian mạng quốc gia, thì an toàn, an ninh mạng sẽ là chiếc khiên vững chắc bảo vệ thành quả của chuyển đổi số. An toàn, an ninh mạng phải song hành và trở thành một phần không thể tách rời của chuyển đổi số.
Phát triển hạ tầng số an toàn (SAFE), tin cậy (TRUST), tạo niềm tin số cho xã hội khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng, từ đó thúc đẩy kinh tế số, xã hội số phát triển. Trong năm 2021, mỗi người dân có cơ hội sở hữu một danh tính số và được xác thực khi tham gia vào các dịch vụ trực tuyến để bảo đảm an toàn và nâng cao mức độ tin cậy của các dịch vụ. Phổ cập định danh và xác thực điện tử sẽ góp phần tạo ra một không gian mạng quốc gia an toàn, văn minh và rộng khắp.
Ngành Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành cường quốc an toàn, an ninh mạng với trọng tâm là làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Với năng lực làm chủ tới hơn 90% hệ sinh thái vào năm 2020, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào và tin tưởng rằng hệ sinh thái “Make in Viet Nam” sẽ đảm bảo sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng và cùng với các nền tảng số Việt Nam vươn ra toàn cầu. Công nghiệp an toàn, an ninh mạng nội địa chiếm lĩnh thị trường trong nước, doanh số tăng trưởng 25-30%/năm.
Làm chủ công nghệ sản xuất “Make in Viet Nam”
Với lực lượng doanh nghiệp công nghệ số đông đảo, Việt Nam có đủ điều kiện mà nhiều quốc gia không có được để xây dựng và làm chủ một hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số. Đây là tiền đề vững chắc để hình thành nên ngành công nghiệp không khói, hàm lượng chất xám cao, có tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững; là động lực để thực hiện các đột phá chiến lược, chuyển đổi số, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế số, xã hội số vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Định hướng của ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn tới là chuyển đổi từ gia công lắp ráp thành phát triển sản phẩm. Chương trình “Make in Viet Nam”, với trọng tâm là nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, IoT, điện thoại thông minh, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam thay vì gia công, lắp ráp thì tập trung làm sản phẩm.
Hiện nay, Việt Nam là thị trường của gần 100 triệu dân, có khả năng tiếp cận với thị trường ASEAN gần 600 triệu dân, thị trường RCEP hơn 2 tỉ dân và nhiều thị trường quan trọng khác. Nếu có lộ trình và hướng đi đúng đắn, công nghệ “Make in Viet Nam” sẽ vươn tầm thế giới và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP quốc gia. Chuyển đổi số và “Make in Viet Nam” sẽ là con đường đúng đắn và bền vững nhất để nâng tầm và đưa sản phẩm “Make in Viet Nam” tiếp cận các thị trường ngoài nước. Việt Nam làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, dựa trên công nghệ mở, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế tập trung giải quyết bài toán Việt Nam và từ đó vươn ra thế giới.
Đòn bẩy phát triển kinh tế nông nghiệp
Phát triển kinh tế số trong nông nghiệp giúp cho người dân tiêu thụ được sản phẩm nông sản đúng mùa vụ, được giá và giữ vững được uy tín, thương hiệu trên thị trường lâu dài là nhiệm vụ quan trọng, kết hợp khơi thông dòng chảy thương mại.
Sớm nhận ra vai trò quan trọng của khoa học công nghệ, chị Lê Thị Dung ở xã Khánh Cư (Yên Khánh - Ninh Bình) đã mạnh dạn ứng dụng IoT (Internet vạn vật) vào trang trại của mình, nhờ đó, nắm bắt được tất cả các thông số của đất, môi trường, đề xuất thời gian tưới, thời gian chiếu sáng phù hợp theo từng giai đoạn của cây trồng. Trước đây, chị cần khoảng 40 công nhân, nhưng giờ đây chỉ cần 10 người là có thể điều hành và làm được mọi việc từ xa, hiệu quả công việc thay đổi rõ rệt.
Chị Dung cho biết: “Thời gian đầu thua lỗ nhưng mấy năm gần đây thì doanh thu của trang trại đạt khoảng 19 tỷ đồng, trừ chi phí, lãi gần 2 tỷ đồng/năm”.
Tương tự, dưới góc nhìn doanh nghiệp trong việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, ông Trương Quang An, Chủ tịch HĐQT HTX thanh long Tầm Vu (Châu Thành - Long An) cho biết: “Thời gian qua, nông dân trồng thanh long tham gia chuỗi giá trị liên kết được HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá thu mua cao hơn giá thị trường 3.000 - 5.000 đồng/kg. Hiệu quả của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng tính bền vững với môi trường”.
Sau khi tham quan nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cây ăn trái, ông Võ Quang Hưng (Bến Cát - Bình Dương) đã đầu tư hệ thống tưới tự động cho toàn bộ 10ha chanh theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện, vườn chanh đang cho trái, với giá bình quân 20.000 đồng/kg thì sang năm thứ ba, ông sẽ thu hồi vốn, năm thứ tư sẽ thu lãi. Ứng dụng công nghệ tưới tự động giúp tiết giảm chi phí lao động, chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng/10ha/ngày.
Đặc biệt, thời gian qua, các địa phương đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, người dân áp dụng, sử dụng hệ thống QR code để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, thông minh, nâng giá trị thương hiệu sản phẩm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, ngành Nông nghiệp đang và sẽ phải tiếp cận những tư duy mới trong thời đại kinh tế tri thức, ứng dụng những thành tựu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Vậy thì, nông dân - chủ thể của nền nông nghiệp - cũng phải được tiếp cận tư duy mới, kiến thức mới, công nghệ mới, kỹ năng mới. ”Trí thức hoá nông dân” là yêu cầu bắt buộc.
Có tri thức, người nông dân trong quá trình sản xuất, sẽ làm chủ được máy móc, công nghệ. Qua đó, tự phát hiện vấn đề, phân tích và giải quyết vấn đề, biết và tự cân nhắc về rủi ro từ quyết định của mình. Có tri thức, người nông dân sẽ chủ động thích ứng với sự thay đổi, vượt qua những cú sốc do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng. Đồng thời, người nông dân biết tối ưu hoá quy trình sản xuất, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cần quyết tâm lớn của các nhà
Trong quá trình triển khai số hóa cho mọi lĩnh vực tại nước ta, vai trò của Nhà nước rất quan trọng, về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực phát triển kinh tế số nói chung và kinh tế số cho nông nghiệp, nông thôn nói riêng là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Do đó, thời gian tới, các cơ quan, ban ngành cần tăng cường mở các lớp chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, chuyển đổi số trong nông nghiệp cho người nông dân. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nghiên cứu và đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai các mô hình liên kết ứng dụng công nghệ số sản xuất nông nghiệp, liên kết chuỗi giá trị, công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần hỗ trợ nông nghiệp… trong trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, chi hội nông dân nghề nghiệp, hội nghề nghiệp nhằm tạo ra vùng dữ liệu giúp bà con dễ nắm bắt được các kỹ thuật, xu hướng mua sắm của khách hàng.
Đặc biệt, Chính phủ cần xây dựng cơ chế tài chính phù hợp nhằm cung cấp, hỗ trợ tín dụng cho các tổ chức, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp thực hiện xây dựng và áp dụng kỹ thuật số trong hoạt động, sản xuất kinh doanh.
Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, mục tiêu đến năm 2025 là kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI), thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII)... Đến năm 2030, Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 30% GDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%... Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp 100% trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)... Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp 100% trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)... |
Đối với việc phát triển hạ tầng, cơ quan quản lý nhà nước phải tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp phát triển hạ tầng số thông qua các cơ chế, chính sách, như sớm thương mại hóa mạng 5G, ưu tiên bố trí băng tầng cho mạng 4G, 5G, thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh, kích cầu sử dụng dữ liệu. Các chính sách không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực đầu tư, công nghệ, mà còn tạo ra đột phá trong xây dựng sản phẩm số của người Việt Nam; huy động nguồn lực xã hội cho phát triển hạ tầng số.
Bàn về giải pháp tổng thể cho vấn đề số hóa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số rà soát thể chế, tháo gỡ vướng mắc cũng như hoàn thiện thể chế phục vụ chuyển đổi số; đầu tư công nghệ, hạ tầng để phát triển chuyển đổi số, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin; huy động nguồn lực, trong đó thúc đẩy hợp tác công - tư, huy động sự đóng góp của người dân; có cơ chế chính sách phù hợp với cơ chế chung nhưng cũng có những ưu tiên để tạo ra động lực phát triển nhanh chuyển đổi số; đổi mới quản trị theo hướng hiện đại để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số.
Bài 3: Vai trò của chuyển đổi số trong chuỗi liên kết và tiêu thụ
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.