Làm đường gây hư hỏng nhà của gia đình chính sách, cơ quan chức năng lập biên bản nhưng chưa tiến hành đền bù. Khi người dân tự bỏ tiền ra sửa chữa lại bị đập phá. Chuyện thật như đùa này diễn ra ở quận Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh).
Thi công đường gây sụt lún hư hỏng phần lớn căn nhà.
Bà Lê Thị Trinh là chủ sở hữu căn nhà142 đường Dương Văn Cam, phường Linh Tây, quận Thủ Đức, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: 14964/2001 do UBND TP.HCM cấp ngày 27/07/2001.
Huân chương kháng chiến và Quyết định công nhận gia đình có công với Cách mạng của bà Lê Thị Trinh.
Bà Trinh được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất vì có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gia đình bà cũng được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM ký Quyết định là gia đình có công với cách mạng thuộc diện đãi ngộ số: 4165/QĐ-CCCN ngày 09/04/1985.
Quá trình thi công đường Phạm Văn Đồng đã gây sụt lún, hư hỏng phần lớn căn nhà nói trên (có biên bản ghi nhận của Ban quản lý đầu tư xây dựng Thủ Đức và UBND phường Linh Tây lập lúc 8 giờ ngày 05/05/2014). Do căn nhà xuống cấp trầm trọng mà phía chủ đầu tư chưa giải quyết bồi thường nên gia đình bà Trinh 4 lần làm đơn xin phép xây dựng lại nhưng UBND quận Thủ Đức không giải quyết mà không nói rõ lý do.
Quá bức xúc vì nhà cửa hư hỏng nặng không thể cư trú, ngày 27/05/2015, gia đình bà Trinh đã làm đơn báo cáo UBND phường Linh Tây để tự nâng cấp sửa chữa nhà. Ngay lập tức, UBND phường, Phòng Quản lý đô thị quận Thủ Đức đến lập biên bản xử lý mặc dù gia đình bà khẩn thiết đề nghị xem xét cấp phép xây dựng. Ngày 24/06/2015, UBND phường và quận tiến hành cưỡng chế đập bỏ toàn bộ căn nhà của gia đình bà Trinh.
Nhà bà Trinh bị cưỡng chế, đập bỏ toàn bộ.
Việc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép của cơ quan chức năng là việc làm bình thường nhưng biến một căn nhà đang nguyên vẹn thành hư hỏng, khi người dân tự bỏ tiền ra sửa chữa lại bị đập phá, đẩy gia đình chính sách vào cảnh màn trời chiếu đất thì không thể chấp nhận được. Đề nghị UBND phường Linh Tây, quận Thủ Đức vào cuộc làm rõ sự việc, tránh gây bức xúc dư luận.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.
Nhóm PVPN
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.