Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2021 | 23:36

Cơ quan chức năng xử lý nhiều đơn vị khai thác trái phép đất rừng

Đất rừng sản xuất bị khai thác trái phép, vận chuyển đất trái phép làm mất an toàn giao thông, gây bức xúc cho người dân, rất cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Đơn cử như vụ việc diễn ra trên địa bàn xóm Văn Minh, xã Quang Tiến, thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình), khi giao cho bà Dương Thị Hoài Hiên trú tại Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai (Quốc Oai - Hà Nội) cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp, khai thác đất rừng, gây bức xúc dư luận bởi tình trạng ô nhiễm môi trường, bụi bặm, lầy lội, tiếng xe tải chạy rầm rầm trên trục đường tỉnh lộ 446 cũ.
a3-1.jpg
Quyết định chấp thuận cải tạo mặt bằng UBND huyện Kỳ Sơn (cũ) cấp cho bà Dương Thị Hoài Hiên (Nguồn: Báo Công lý)
Đường rất bụi, lúc có xe vào tưới nước đường trở nên nhão nhoét, rất bẩn. Hơn nữa, số lượng xe tải di chuyển nhiều làm mặt đường bị vỡ, nhiều đoạn đã có dấu hiệu sụt lún.
 
Bà T. người dân xóm Văn Minh, cho biết: Vị trí đang khai thác đất này trước là đất rừng của ông Đ., sau này được chuyển nhượng lại cho bà Hiên. Từ đó không hiểu bằng cách nào bà Hiên lại cho máy múc, xe tải vận chuyển đất đem đi. Đất để trồng rừng nhưng giờ đất này người ta bán cho công ty đang khai thác. Hàng ngày xe chở đất ra vào liên tục, hôm nào mà không phun nước bụi bặm bay đầy vào nhà dân chúng tôi. Nếu được tưới nước thì đường nhầy nhụa toàn bùn với đất đi lại rất vất vả, rất bẩn”.
 
Sau nhiều ngày có mặt tại khu vực khai thác, chúng tôi được chứng kiến cảnh hàng chục chiếc xe tải hạng nặng tấp nập ra vào khu khai thác.
 
Bên trong là 03 chiếc máy múc cỡ lớn liên tục múc đất lên xe, tiếng động cơ rầm rập vang cả một vùng trời, một khoảng đồi rộng mênh mông phủ màu trắng, xám của đất mở ra trước mắt.
 
Tìm kiếm trên google map vệ tinh, người ta dễ dàng nhận ra chỉ một đoạn ngắn trên trục đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình một vệt trắng xám trải dài giữa khoảng xanh rừng cây rộng lớn.
 
Theo ghi nhận của PV, chưa đầy một giờ đồng hồ, hàng chục xe tải mang biển kiểm soát: BKS: 29H- 304xx; 29H-353xx; 29C- 68xx; 28H- 00xx; 29H-049xx; 29LD- 056xx; 29H 353xx; 29H-145xx; 29H- 354xx; 29H-032xx; 29H-000xx... chở đầy đất vận chuyển ra trục đường tỉnh lộ 446, hướng ra đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình. Hành trình của những chiếc xe tải chúng tôi bám theo khoảng 20km hướng về phía huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, di chuyển vào dự án xây dựng khu huấn luyện. 
 
Được biết, ngày 04/02/2020, UBND huyện Kỳ Sơn (nay là UBND TP. Hòa Bình) ban hành Quyết định số 692, chấp thuận cho bà Dương Thị Hoài Hiên, trú tại Ngô Sài, thị trấn Quốc Oai (Quốc Oai - Hà Nội) cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp tại xóm Văn Minh, xã Yên Quang.
 
Theo Quyết định này, bà Hiên được phép san ủi, cải tạo hơn 3,8ha, nằm trong số hơn 5,3 ha đất rừng sản xuất và đất trồng cây lâu năm tại các thửa đất 167, 169, 16a được Sở TNMT Hòa Bình và UB huyện Kỳ Sơn cấp giấy CNQSDĐ. Tổng khối lượng đất san ủi hơn 433,5 nghìn m3. Đáng chú ý, thửa đất 169 và 16a đều là đất rừng sản xuất với tổng diện tích hơn 4,1 ha.
 
Ngày 06/5/2020, UBND tỉnh Hòa Bình đã có Quyết định số 26, cho phép bà Hiên được Khai thác đất san, lấp tại thửa 167, 169, 16a với diện tích khai thác hơn 2,3 ha, khối lượng khai thác gần 233 nghìn m3. Thời gian khai thác là 10 tháng theo phương pháp khai thác lộ thiên.
a3.png
Một chiếc xe tải di chuyển từ khu khai thác ra đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình (Nguồn: Báo Công lý)
 
Được biết, sau khi san gạt, cải tạo mặt bằng “hạ độ cao”, mục đích sử dụng đất để trồng rừng sản xuất sẽ giữ nguyên. Điều đáng nói là Quyết định 26 của UBND tỉnh Hòa Bình cho phép bà Hiên khai thác 233 nghìn m3 đất để phục vụ san lấp các công trình lại sử dụng cụm từ “Công trình cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp” để gọi tên cho việc cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp của hộ gia đình bà Dương Thị Hoài Hiên.
 
Tuy nhiên, hai quyết định của UBND tỉnh Hòa Bình và huyện Kỳ Sơn (cũ) lại không hề “nhắc” đến việc đánh giá độ giàu, nghèo của khu rừng mà bà Hiên muốn xin cải tạo.
 
Theo phản ánh của người dân, diện tích các thửa đất 167, 169, 16a được bà Hiên mua lại từ các hộ gia đình trong xóm Văn Minh. Các thửa đất này được UBND huyện Kỳ Sơn, Sở TNMT tỉnh Hòa Bình cấp giấy chứng nhận QSDĐ vào các tháng 8/2011 và tháng 1/2020.
 
Thông tin với báo chí, lãnh đạo UBND xã Quang Tiến và cán bộ địa chính xã này cho hay toàn bộ diện tích đất xin cải tạo của bà Hiên đều có mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất. Còn việc chuyển nhượng giữa các hộ dân và bà Hiên, UBND xã không nắm rõ. Tất cả thủ tục đều được thực hiện qua phòng công chứng và tại Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Kỳ Sơn (cũ) chứ không thông qua UBND xã.
 

Đình chỉ điểm khai thác đất trái phép, mất ATGT

Thông tin với báo chí, ông Phùng Quang Đạt, Chủ tịch UBND xã Tam Quan, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sau khi nhận được thông tin phản ánh của báo chí, UBND xã Tam Quan đã lập biên bản đình chỉ điểm khai thác đất trái phép trên địa bàn.

Đồng thời, báo cáo vụ việc lên UBND huyện và Công an huyện Tam Đảo đề nghị xử lý hành vi vi phạm vì mức độ vi phạm trên là quá thẩm quyền xử phạt của UBND xã.

Trước đó, ngay trong ngày 26/1, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo Công an các huyện Tam Dương và Tam Đảo đến hiện trường kiểm tra, xác định rõ.

Qua nắm bắt, kiểm tra xác định điểm khai thác đất trái phép trên thuộc địa giới hành chính của xã Tam Quan, huyện Tam Đảo.

Vĩnh Phúc: Đình chỉ điểm khai thác đất trái phép, mất ATGT 1
Lực lượng Công an dùng xe chuyên dụng chặn phương tiện ra khỏi điểm khai thác đất trái phép (Nguồn: Báo Giao thông)

Sau đó, Công an xã Tam Quan và Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Tam Đảo đã phối hợp kiểm tra, bắt quả tang các đối tượng đang sử dụng máy múc cùng nhiều ô tô để khai thác, vận chuyển đất.

Trước thông tin phản ánh tình trạng tái diễn việc xe khai thác, vận chuyển đất trái phép tại Vĩnh Phúc làm mất ATGT, tình trạng trên đã dẫn đến một số vụ TNGT chết người xảy ra trên địa bàn.

Sau đó, Công an xã Tam Quan và Đội Cảnh sát kinh tế, Công an huyện Tam Đảo đã phối hợp kiểm tra, bắt quả tang các đối tượng đang sử dụng máy múc cùng nhiều ô tô để khai thác, vận chuyển đất.

Được biết, tình trạng tái diễn việc xe khai thác, vận chuyển đất trái phép tại Vĩnh Phúc làm mất ATGT, tình trạng trên đã dẫn đến một số vụ TNGT chết người xảy ra trên địa bàn.

Vị trí khai thác sai khiến Công ty Thanh Huy bị phạt. Ảnh: VOV

Xử phạt doanh nghiệp hơn 2 tỷ đồng do khai thác “nhầm” vị trí

Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định vừa ký quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Thanh Huy (Công ty Thanh Huy) có trụ sở tại phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn với số tiền 90 triệu đồng do khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng mà không có giấy phép khai thác tại núi Hòn Ách, xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hơn 73.000m3 đất san lấp được quy đổi bằng tiền gần 2 tỷ đồng.

UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu doanh nghiệp này thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh.

Trước đó, tháng 4/2018, Công ty Thanh Huy được UBND tỉnh Bình Định cấp giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp tại núi Hòn Ách trên diện tích 2,5ha, trữ lượng khai thác hơn 88.000m3 nguyên khai, công suất khai thác 36.000m3 đất/năm, thời hạn 2 năm. Tuy nhiên, giữa năm 2019, Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Duy Tân (Công ty Duy Tân) có đơn kiến nghị Công ty Thanh Huy khai thác đất vào chỗ mà công ty này được cấp giấy phép khai thác.

Qua kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định xác định Công ty Thanh Huy đã khai thác tại khu đất mà UBND tỉnh đã cấp phép cho Công ty Duy Tân. Theo đó, Công ty Thanh Huy khai thác đất khi chưa thực hiện cắm mốc ranh giới khu vực khai thác, chưa có hợp đồng thuê đất và nộp tiền thuê đất theo quy định, khai thác đất tại khu vực chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Theo kết luận kiểm tra của cơ quan chức năng, Công ty Thanh Huy khai thác trái phép hơn 73.000m3 đất ở núi Hòn Ách khi chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

 

 

Hữu Thắng - Tổng Hợp
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top