Nhờ khéo léo, linh động trong việc lồng ghép các chương trình như: Chương trình 135, Nghị quyết 30a,… Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cốc Ly (Bắc Hà, Lào Cai) đã nỗ lực vươn lên xóa đói giảm nghèo, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong XD NTM.
Thúc đẩy bà con phát triển kinh tế, tăng thu nhập
Ngay từ khi bắt đầu thực hiện chương trình MTQG XDNTM năm 2011 xã Cốc Ly còn bộc lộ nhiều hạn chế liên quan đến các lĩnh vực như: Kết cấu hạ tầng còn thấp kém, đầu tư còn manh mún. Cơ cấu kinh tế phát triển còn mất cân đối giữa phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại dịch vụ.
Đây là xã vùng cao với 12 dân tộc thiểu số như: Mông (58%), Dao (17%), Tày, Nùng (22,25%)… sinh sống ở 19 thôn bản, đại đa số người dân chưa hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng về chương trình xây dựng nông thôn mới. Trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 74%, một số bộ phận nhân dân còn chưa có ý thức tự lực vươn lên, vẫn còn mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội do vậy đã ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của xã.
Đứng trước những khó khăn đó BCĐ NTM xã Cốc Ly nhận định muốn vượt qua được cần phải thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo là bước đi đầu tiên.
Chính vì vậy, với phương châm người Đảng viên đi trước, xã đã vận động người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây con giống mới vào sản xuất theo mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng, điều kiện kinh tế của địa phương.
Ông Bồng Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Cốc Ly cho biết: “Hộ gia đình nào không có vốn thì được hỗ trợ vay từ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội. Chúng tôi cũng hết sức linh hoạt các nguồn từ nhiều chương trình để bà con có được sự hỗ trợ tốt nhất cây, con giống và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Trước đây, bà con chỉ trồng lúa, ngô 1 vụ/năm, đến nay đã trồng 2 vụ lúa, 3 vụ ngô và phát triển các loại cây ăn quả, cây quế… cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đặc biệt, nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân”.
Sau nhiều nỗ lực phát triển sản xuất, người dân đã áp dụng những kỹ thuật khoa học vào sản xuất như: Biện pháp canh tác, sử dụng các loại giống mới năng suất cao vào sản xuất, sử dụng máy phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ. luân canh tăng vụ, sử dụng máy cày máy bừa thay sức trâu bò. Vì thế, đàn gia súc, gia cầm được duy trì và phát triển hàng năm, tình trạng gia súc chết rét không còn xảy ra, không bùng phát dịch bệnh. Nhiều mô hình kinh tế phát triển như: nuôi lợn đen, gà đồi, nuôi cá lồng, nông nghiệp kết hợp du lịch…
Kinh tế nông thôn của xã chuyển dịch đúng hướng đã đưa giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản đạt 52 triệu đồng, tăng 34 triệu đồng so với năm 2016. Tổng sản lượng lương thực có hạt 4.670 tấn tăng 854 tấn so với năm 2016. Bình quân lương thực đầu người đạt 687 kg/người/năm, tăng 21 kg so với so với năm 2016, Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng (gấp 4 lần so với năm 2016).
So với năm 2016, diện tích lúa cả năm đã đạt 274 ha, tăng 73 ha, sử dụng giống mới đạt 95% diện tích, năng suất đạt 54 tạ. Sản lượng đạt 1.469 tấn. Diện tích ngô là 686 ha, năng suất 42 tạ, tăng 6 tạ, sản lượng đạt 2.732 tấn. Rau đậu các loại là 32 ha, tăng 14 ha
Tổng đàn gia súc 4.964 con, tăng 723 con. Tổng đàn gia cầm 34.481 con, tăng 10.481 con so với năm 2015. Thuỷ sản ao hồ nhỏ 8ha và 130 lồng nuôi cá, sản lượng đánh bắt 220 tấn.
Công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng được quan tâm, chú trọng, không để xảy ra cháy rừng. Trong nhiệm kỳ trồng được 816 ha rừng nâng diện tích rừng quế toàn xã là 1.118 ha. Hàng năm, đều bảo đảm phát triển rừng đạt chỉ tiêu kế hoạch giao; Nhân dân đã nhận thức được lợi ích của rừng, tích cực trồng và bảo vệ rừng.
Tỷ lệ giảm nghèo nhanh năm 2015 số hộ nghèo 765 hộ/1032 hộ bằng 74,13%; hết năm 2020 số hộ nghèo còn lại 283 hộ/1.130 hộ, bằng 25,9% (bình quân giảm 9,9%/năm).
Thành quả trong XDNTM
Cùng với sự quan tâm sát sao, hỗ trợ giúp đỡ kịp thời của BTV HU, HĐND, UBND huyện, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài huyện cùng các chương trình đầu tư phát triển KT-XH như chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính Phủ, xã Cốc Ly đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phong trào XD NTM.
Cùng chung tay xây dựng đường giao thông nông thôn.
Đặc biệt đã khơi dậy vai trò chủ thể, tạo niềm tin, tự giác tham gia của người dân địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của xã đã có sự thay đổi đáng kể. Người dân tích cực hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí đổ BTXM đường giao thông nông thôn. Với 22,6 km đất được hiến để mở mới đường giao thông nông thôn, đến nay trên địa bàn xã có 29,7km đường BTXM/50,7km.
Trong 5 năm, xã làm chủ đầu tư 21 công trình, với tổng vốn là 31 tỷ trong đó: Giao thông triển khai thực hiện được 32 km với tổng vốn đầu tư 22 tỷ, (Đường BTXM gồm 6 tuyến với 21,3 km; đường mở mới và cấp phối 2 tuyến 10,7km). Hệ thống thuỷ lợi được duy trì và mở rộng; củng cố, nâng cấp, xây dựng mới 01 công trình với tổng vốn 750 triệu. Nước sinh hoạt đầu tư mới 3 công trình, với tổng vốn 2,8 tỷ.
Từng bước kiên cố hoá lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà bán trú, nhà đa năng và bếp ăn, gồm 5 công trình, với tổng vốn 4,6 tỷ. Mạng lưới y tế cũng được đầu tư nâng cấp, duy trì trạm chuẩn. Thiết chế văn hoá tiếp tục được đầu tư phát triển; đến nay có 12/19 thôn có Nhà văn hóa. Xây dựng mới 1 nhà văn hóa xã.
Hết năm 2020, Cốc Ly đã hoàn thành 12/19 tiêu chí NTM.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.