Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2019 | 22:32

Công ty CP Môi trường Việt Thảo bị dân “tố” gây ô nhiễm môi trường

Công ty Việt Thảo được tỉnh Thanh Hóa chấp thuận cho hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại và tái chế dầu, mỡ bôi trơn. Mặc dù là doanh nghiệp xử lý môi trường nhưng công ty này lại bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường tại KCN Bỉm Sơn.

Hàng chục hộ dân sinh sống tại khu phố 5, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) ngày đêm “căng mình” sống chung với mùi hôi nồng nặc bốc ra từ nhà máy sản xuất dầu, mỡ bôi trơn và xử lý chất thải nguy hại của Công ty CP Môi trường Việt Thảo (Công ty Việt Thảo - PV).
tran-viet1.jpg
Nhem nhuốc khu vực tái chế dầu, mỡ bôi trơn của Công ty cổ phần môi trường Việt Thảo.
Liên quan tới sự việc nêu trên, cử tri nơi đây cho hay: “Đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng vẫn không có phản hồi xác đáng, phải gửi đơn phản ánh đến cơ quan báo chí mong vào cuộc phản ánh tới cấp có thẩm quyền xem xét xử lý triệt để tình trạng trên”.
 
Bà Vũ Thị H. sống tại đây cho biết thêm, hiện nay, nhiều cháu nhỏ và người già sống tại khu phố này thường xuyên bị mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: khó thở, viêm tai, mũi, họng…
tran-viet.jpg
Bên trong nhà xưởng, nơi xử lý chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo rộng hàng trăm mét vuông đang chứa rất nhiều chất thải như: vải vụn, ác quy, bóng đèn...
“Con nít ở đây bị viêm mũi, viêm tai, viêm xoang này, khổ lắm! Người già như chúng tôi thì nhiều đêm không thở được”, bà H. ngẹn ngào nói.
 
Trước thực trạng trên, nhiều người dân đề nghị các cấp thẩm quyền di dời Công ty Việt Thảo để tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân.
 
“Chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm này và đưa Công ty Việt Thảo ra khu vực khác hoặc kiến nghị rút giấy phép hoạt động chứ cứ thế này thì người dân ở đây không sống được”, một bác là cán bộ về hưu bức xúc nói.
tran-viet4.jpg

 

tran-viet2.jpg
Số chất thải nguy hại đã đốt và được hóa rắn của công ty đang để ngoài trời không hề được che đậy hay bảo quản theo đúng quy định.
Trước những phản ánh và nguyện vọng của người dân, để có thông tin khách quan đa chiều, nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí đã trực tiếp xuống hiện trường để ghi nhận. Thực tế thấy, tình trạng khói đen kịt và có mùi khó chịu phát ra từ nhà máy bay vào khu dân cư mà người dân phản ánh là do công nhân ở đây thực hiện việc đốt lò để tái chế dầu, mỡ bôi trơn.
 
Cùng với đó, phóng viên liên hệ với ông Phạm Nhật Tân, Trưởng văn phòng đại diện Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa tại Bỉm Sơn để có thông tin khách quan.
 
Sau khi tiếp nhận thông tin phóng viên phản ánh, ông Phạm Nhật Tân cùng nhóm phóng viên trực tiếp vào Nhà máy tái chế dầu, mỡ bôi trơn và xử chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo tại Lô B4, khu B, KCN Bỉm Sơn để làm việc.
 
Tiếp phóng viên và ông Phạm Nhật Tân, ông Vũ Trường Giang (cán bộ quản lý nhân sự) cho biết, không có chuyện gây ô nhiễm môi trường, đồng thời mời luôn chúng tôi đi một vòng nhà máy để nắm rõ hơn về tình hình hoạt động của công ty.
tran-viet5.jpg
Phó Trưởng văn phòng BQL khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa tại Bỉm Sơn  kiểm tra số chất thải nguy hại đã được hóa rắn.
Ngoài ra, ông Giang còn dẫn phóng viên sang thăm khu xử lý chất thải nguy hại nằm cùng với nơi tái chế dầu, mỡ bôi trơn rộng hàng trăm mét vuông mà theo ông thì đây mới là ngành nghề chính của công ty.
 
Quan sát tại nơi xử lý chất thải nguy hại, phóng viên ghi nhận thấy khu vực này đang chứa nhiều chất thải như: vải vụn, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy và nhiều thùng bên trong có chứa dầu nhớt chưa được xử lý.
 
Khi được hỏi về quy trình xử lý cũng như bảo quản chất thải nguy hại, ông Vũ Trường Giang chia sẻ: “Sau khi công ty thu gom chất thải nguy hại, một số sẽ được chúng tôi tiến hành cho vào lò đốt ở nhiệt độ cao. Theo quy định, chúng tôi sẽ phải hóa rắn toàn bộ số tro bụi thu được từ quá trình trên và sẽ có một bộ phận chuyên đi quan trắc đến kiểm tra định kỳ 03 tháng xem số tro đó có được đem đi hóa rắn hay không”.
 
Tiếp tục đặt câu hỏi về việc, công ty lưu giữ số tro hóa rắn ở đâu? Bảo quản như thế nào? Ông Giang cho biết: “Hiện nay, số tro bụi hóa rắn đã được chúng tôi sử dụng đổ thành bê tông làm nền hoặc đóng thành gạch, việc này thì đều được bên quan trắc môi trường ngoài Hà Nội vào kiểm tra…”.
 
Sau khi đặt lịch làm việc với phường Bắc Sơn trước đó, phóng viên đã chủ động liên lạc qua điện thoại với cán bộ địa chính (người được Chủ tịch phường giao nhiệm vụ cung cấp thông tin cho báo chí) để xác minh phản ánh của người dân và đề nghị cung cấp hồ sơ về việc Công ty Việt Thảo gây ô nhiễm môi trường.
 
Tại cuộc trao đổi, cán bộ địa chính xác nhận có việc người dân phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty Việt Thảo gây ra và sự việc đã được các ngành chức năng vào kiểm tra xem xét.
 
“Năm 2018, chúng tôi có nhận được phản ánh của người dân về việc này, sau đó phía công ty đã chủ động mời phường, phòng ban thị xã, công an môi trường và các hộ dân vào kiểm tra việc sản xuất của họ xem có ô nhiễm hay không? Biên bản việc này trước tôi có lưu nhiều bản nhưng do đã lâu lại phải cung cấp cho nhiều cơ quan báo nên bây giờ không tìm thấy. Hiện tại, tôi chỉ có 2 biên bản kiểm tra về công tác môi trường của Công ty Việt Thảo do Sở Tài nguyên và Môi trường lập thôi”, vị cán bộ địa chính nói.
tran-viet6.jpg
Văn bản kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường do cán bộ địa chính phường Bắc Sơn cung cấp cho phóng viên.
Như vậy, trước thực trạng phản ánh của người dân về việc Công ty Việt Thảo gây ô nhiễm môi trường, để có phương án giải quyết dứt điểm sự việc này, đề nghị các cấp, ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa sớm vào cuộc kiểm tra làm rõ và xử lý triệt, giúp bà con sớm có cuộc sống ổn định, bầu không khí trong lành, đảm bảo sức khỏe để tăng gia sản xuất.
 
Đồng thời, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường vào cuộc xem xét việc xử lý và bảo quản chất thải nguy hại của Công ty Việt Thảo có đúng theo quy định của pháp luật hay không? Việc sản xuất tái chế dầu, mỡ bôi trơn của công ty như hiện nay có đảm bảo môi trường? Số tro bụi được hóa rắn mà công ty sử dụng vào việc đổ bê tông nêu ở trên liệu có làm ảnh hưởng gì đến môi trường?
 
 
 
 
T.V - H.TH
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top