Tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), mới đây, nhiều giáo viên hợp đồng đã tìm đến các cơ quan báo chí tiếp tục phản ánh về một đường dây nhận tiền “chạy việc”.
Tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk), mới đây, nhiều giáo viên hợp đồng đã tìm đến các cơ quan báo chí tiếp tục phản ánh về một đường dây nhận tiền “chạy việc”.
Anh Vi Văn Hiếu (SN 1991, ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) cho biết: Sau khi tốt nghiệp trung cấp Mỹ Thuật tại Đắk Lắk, vào ngày 28/5/2015, anh được bà Nguyễn Thị Kim - giáo viên Trường THCS Ngô Mây ở xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk đến nhà đặt vấn đề “sẽ chạy cho anh được đi dạy” tại Trường Tiểu học Phan Bội Châu ở xã Vụ Bổn và sẽ được vào biên chế. Tuy nhiên, để lo lót được việc này, gia đình anh Hiếu phải đưa cho bà Kim 130 triệu đồng. “Sau khi nhận được số tiền 130 triệu đồng bà Kim còn nói sẽ lo cho tôi từ A tới Z trong quá trình thi biên chế. Nếu không lo” được, bà ấy sẽ trả lại toàn bộ số tiền này. Đến ngày 31/12/2015, tôi có quyết định hợp đồng đi dạy rồi chờ mãi mà không được vào biên chế, tôi đến nhà bà Kim đòi lại tiền thì bà này lại tiếp tục hứa và nói toàn bộ số tiền 130 triệu đồng bà đã đưa cho bà Trần Thị Đức - nguyên là Hiệu phó Trường Tiểu học Nguyễn Trãi ở xã Vụ Bổn để lo chạy việc rồi.
Không riêng gì anh Hiếu, chị Bế Thị Thu và chị Hoàng Thị Yến Vân ở huyện Krông Pắk - giáo viên hợp đồng khác của Trường tiểu học Phan Bội Châu cũng “vỡ mộng” vì lời hứa “chạy biên chế” từ A tới Z của bà Kim và bà Đức. Theo chị Thu, chị Yến cho biết: Bà Kim và bà Đức đã hứa hẹn ngon ngọt là sẽ xin cho 2 chị vào dạy hợp đồng để chờ thi tuyển biên chế với mức lương từ 7 đến 8 triệu đồng mỗi tháng. Và điều dĩ nhiên chị Thu phải đưa cho bà Kim và bà Đức tổng cộng 135 triệu đồng. Còn chị Vân đưa 120 triệu đồng để 2 bà này đi lo lót chạy việc.
Chị Hoàng Thị Yến Vân, ở xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, bức xúc: "Tôi đưa tiền rồi, bà Kim và bà Đức hứa hẹn sẽ nhận vào làm, rồi vào biên chế. Thế nhưng, thực tế đã phủ nhận tất cả lời nói của 2 bà hứa “chạy việc”. Với mức lương lúc đầu từ 1,2 triệu đồng xong xuống 900 ngàn đồng, 700 ngàn đồng rồi còn 500 ngàn đồng/tháng. Trong khi chúng tôi phải chạy xe máy cả đi lẫn về 60km thì làm sao đủ để chi trả tiền xăng, nhiều khi đi đường khát nước cũng không dám mua chai nước để uống.”
Vì mức lương quá thấp và không được vào biên chế, nên cuối năm 2017, anh Hiếu cũng như cô Thu và cô Vân đã không đồng ý ký lại hợp đồng cho đến nay. Đồng thời, các giáo viên này cũng liên tục yêu cầu bà Kim và bà Đức trả lại tiền. Nhưng đến nay vẫn chưa nhận được kết quả gì.
Với mong muốn làm rõ các thông tin trên, chúng tôi đã tìm gặp bà Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Bội Châu - nơi mà bà Kim, bà Đức hứa sẽ xin cho anh Hiếu và chị Thu, chị Vân vào dạy học. Tuy nhiên, qua điện thoại, bà Hiệu trưởng Trường này nói: “Chuyện đó, tôi hoàn toàn không biết”. Và bà thẳng thừng từ chối trao đổi thông tin làm việc với phóng viên… Sau đó, chúng tôi đã tìm đến nhà gặp bà Trần Thị Đức ở xã Vụ Bổn. Tại đây, bà Đức đã phủ nhận việc nhận tiền chạy việc mà các cô, thầy giáo đã phản ánh. Tuy nhiên, sau rất nhiều câu hỏi và bằng chứng mà chúng tôi đưa ra, thì sau đó, bà Đức đã thừa nhận có nhận tiền của 3 người trên với mục đích để đổ xăng xe và ăn uống trên đường.
Những đường dây chạy việc, chạy biên chế sai quy trình, quy định liên quan đến chuyện hợp đồng tràn lan, dư hơn 500 giáo viên ở huyện Krông Pắk đang dần bị Công an huyện, Công an tỉnh Đắk Lắk phanh phui.
Còn sự việc 3 thầy cô giáo trên mới tố cáo thêm bà Trần Thị Đức - nguyên Hiệu phó Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, ở xã Vụ Bổn và bà Nguyễn Thị Kim - giáo viên Trường THCS Ngô Mây cụ thể như thế nào chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh khi có thông tin mới hơn ./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.