Điều mà 45 hộ dân ở thị trấn Đức An (Đắk Song – Đắk Nông) lo lắng, không hề mong muốn đã thành hiện thực. Dự kiến, tình trạng cắt nước sinh hoạt sẽ còn kéo dài, thời điểm người dân được cấp nước trở lại vẫn chưa xác định.
Ngày 11/12/2019, Báo Kinh tế nông thôn có đăng bài viết: “Đắk Nông: Chủ tịch thị trấn Đức An thờ ơ trước lời “cầu cứu” của dân, phản ánh: “Khoảng nửa tháng nay, nước sinh hoạt bị cắt đột ngột, cuộc sống của gần 45 hộ dân ở thị trấn Đức An (Đắk Song - Đắk Nông) bị đảo lộn hoàn toàn. Khi “cầu cứu” ông Nguyễn Phước Thiện, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn, người dân nhận được là sự thờ ơ, thậm chí có cả những lời nói thiếu chuẩn mực.
Được biết, từ năm 2017, do một số nguyên nhân khách quan, hệ thống đường ống cung cấp nước cho khu vực TDP1 có một đoạn được Công ty CP cấp nước và phát triển đô thị Đắk Nông “gác tạm” lên cổng chào (cổng chào đặt ngang giữa tuyến đường Quốc lộ 14).
Với lý do tiềm ẩn nguy hiểm, Chủ tịch UBND thị trấn Đức An đã chỉ đạo cấp dưới tiến hành tháo rời đường ống này ra khỏi cổng chào. Vì vậy, gần nửa tháng nay, hàng trăm nhân khẩu ở thị trấn Đức An lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt.
Ngay sau đó, Công ty CP cấp nước và phát triển đô thị Đắk Nông đã làm công văn đề nghị UBND huyện Đắk Song, UBND thị trấn Đức An xem xét tạm thời cho doanh nghiệp tiếp tục đi đường ống phía trên cổng chào để giải quyết nguyện vọng của nhân dân. Tuy nhiên, đơn vị này cho biết, UBND thị trấn Đức An đã “nói không” với đề xuất của doanh nghiệp.
Người dân và doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng
Khi biết thông tin UBND thị trấn Đức An bác đề xuất của doanh nghiệp, tâm trạng ông Đoàn Văn Thâm ở TDP1 vừa buồn, vừa lo. Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, nhu cầu sử dụng nước ở giai đoạn này rất lớn. Mới bị cắt nước nửa tháng nay, cuộc sống gia đình đã bị đảo lộn, tình trạng này nếu kéo dài, không biết chúng tôi sẽ phải vượt qua thế nào đây?
“Gia đình tôi có 5 nhân khẩu, để có nước sinh hoạt, cứ 3-4 ngày lại phải lọ mọ chở bồn nước 1.200 lít đi mua nước, với giá 200.000 đồng/lần. Khoảng nửa tháng nay, chúng tôi đã phải bỏ ra khoảng 700.000 đồng để mua nước về dùng. Tình cảnh này, không biết người dân phải chịu đựng đến bao giờ đây?”
Đại diện Công ty CP cấp nước và phát triển đô thị Đắk Nông cho biết, thời điểm Chủ tịch UBND thị trấn Đức An cử người đến tháo đường ống nước ra khỏi cổng chào, chúng tôi không hề hay biết. Khoảng 3 giờ sau đó, cán bộ kỹ thuật mới phát hiện được sự việc. Theo báo cáo gửi về công ty, lượng nước thất thoát ra khỏi hệ thống đường ống khoảng 60-70m3. Đó là chưa kể đến từ đầu tháng 12 đến nay, doanh thu của đơn vị cũng bị ảnh hưởng khi không bán được nước sinh hoạt cho khách hàng.
“Theo tôi, những thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp chỉ là chuyện nhỏ, việc người dân bị ảnh hưởng mới là chuyện lớn. Chúng tôi mong khách hàng sẽ thông cảm về sự cố này, đây là sự việc ngoài ý muốn của doanh nghiệp”, đại diện Công ty CP cấp nước và phát triển đô thị Đắk Nông nói.
Tự cứu lấy mình?
Bà Hoàng Thị Láng, một trong số hàng chục hộ dân bị ảnh hưởng bức xúc cho biết, trong thời gian tới, gia đình buộc lòng phải liên hệ với phía ngân hàng để làm thủ tục vay vốn. Sau đó, sẽ tìm thuê nhân về công khoan giếng.
Còn anh anh N.V.T, người gọi điện “cầu cứu” nhưng nhận được thái độ thờ ơ, những câu nói thiếu chuẩn mực của ông Nguyễn Phước Thiện, Chủ tịch UBND thị trấn Đức An cũng đã lên phương án tự cứu lấy mình.
“Tôi cũng đã liên hệ với các anh làm dịch vụ khoan giếng rồi, chắc sang tuần phải triển khai làm ngay thôi, chứ ngày nào cũng đi xin nước thì tâm trạng đâu mà lao động, sản xuất nữa. Điều khiến tôi lo hơn cả chính là, sau khi khoan xong, chất lượng nguồn nước này liệu có an toàn với sức khỏe hay không? Ngay lúc này, tôi mong chính quyền địa phương và doanh nghiệp cung cấp nước nên ngồi lại với nhau, bàn giải pháp khả thi, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân”, anh T. lo lắng nói.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.