Nhiều hộ dân thiếu nước sinh hoạt ở thị trấn Đức An (Đắk Song – Đắk Nông) cho biết, đến thời điểm này, các đơn vị liên quan vẫn chưa có động thái tích cực để tháo gỡ khó khăn. Bà con ở đây vẫn phải tự mình "vật lộn" với tình cảnh thiếu nước.
Bài viết nhận được sự quan tâm của bạn đọc
Ngày 11/12/2019, Báo Kinh tế nông thôn có đăng bài viết: Đắk Nông: Chủ tịch thị trấn Đức An thờ ơ trước lời “cầu cứu” của dân, phản ánh: “Khoảng nửa tháng nay, nước sinh hoạt bị cắt đột ngột, cuộc sống của gần 45 hộ dân ở thị trấn Đức An (Đắk Song, Đắk Nông) bị đảo lộn hoàn toàn. Khi “cầu cứu” ông Nguyễn Phước Thiện, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn, điều người dân nhận được là sự thờ ơ, thậm chí có cả những lời nói thiếu chuẩn mực.
Sau khi đăng tải, bài viết trên nhanh chóng nhận được hàng trăm lượt chia sẻ, kèm theo nhiều bình luận. Các bình luận của bạn đọc đều thể hiện sự đồng cảm trước khó khăn của người dân khi phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Để giải quyết sự việc, bạn đọc mong muốn chính quyền địa phương, doanh nghiệp cung cấp nước sinh hoạt cần phải vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt hơn.
Facebook có tên Bac Phan cho rằng: “Tây Nguyên đang bước vào thu hoạch cà phê, mùa khô…, dân mà không có nước sinh chắc chết mất thôi. Ai đã từng sống trong cảnh thiếu nước, phải chạy vạy đi xin nước, chắc chắn sẽ hiểu những khó khăn mà bà con ở đây đã phải trải qua trong gần nửa tháng qua”.
Còn Facebook Hanh Bui cho rằng: “Việc để người dân bị cắt nước sinh hoạt đột ngột, sau khi xảy ra sự cố mà huyện, thị trấn, doanh nghiệp chưa ngồi lại với nhau để tìm giải pháp giúp dân là chưa phù hợp. Tôi hy vọng, người dân ở đây sớm thoát khỏi tình cảnh đó”.
Chính quyền địa phương đã làm gì cho dân?
Sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, hằng ngày phải chạy vạy khắp nơi để xin nước, anh N.V.T, đại diện cho hàng chục hộ dân buộc lòng phải “cầu cứu” qua điện thoại với ông Nguyễn Phước Thiện, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Đức An.
Thay vì nhận được sự cảm thông, chia sẻ như của bạn đọc, thì ngược lại, người dân chỉ nhận được những lời nói thiếu văn hóa của người đứng đầu địa phương.
Dưới đây là nội dung trao đổi của người dân với người đứng đầu UBND thị trấn Đức An:
Anh T. nói: “Em chào anh Thiện, bên thị trấn không cho đường ống đi qua cổng chào, dân không có nước để dùng anh ạ”.
Chủ tịch thị trấn trả lời: “Sở GTVT không cho, UB huyện cũng không cho em ơi”.
Anh T. thắc mắc: “Bên đơn vị cung cấp nước nước sạch, họ nói đã đã gửi công văn đề nghị địa phương cho tạm thời tiếp tục đi đường ống nước trên cổng chào nhưng họ không nhận được phản hồi anh ạ”.
Chủ tịch thị trấn trả lời: “M. mấy thằng đó là mấy thằng láo, M. tụi nó là tụi láo, M. kinh doanh thì bỏ tiền ra mà làm, đi đổ thừa linh tinh”.
Anh T. tiếp lời: “Không phải láo hay không láo, em thấy mấy bác xử lý như vậy là không hay rồi?”.
Chủ tịch thị trấn trả lời: “Không hay thì sao, tao không có nhiệm vụ đó, đừng nói câu đó với tao, tao không có nhiệm vụ đó".
Nội dung trao đổi này đã làm xôn xao dư luận mấy ngày qua, nó không phù hợp với Luật Cán bộ, công chức và văn hóa ứng xử. Đồng thời cho thấy, Bí thư kiêm Chủ tịch thị trấn Đức An Nguyễn Phước Thiện chưa tôn trọng người dân, doanh nghiệp, chưa cầu thị lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Các tổ chức đoàn thể ở đâu và làm gì?
Sau khi bài viết đăng tải, bà Phạm Thị Thủy, Chủ tịch MTTQ Việt Nam thị trấn Đức An cũng vào cuộc rất nhanh, nhưng đáng tiếc không phải tìm cách tháo gỡ khó khăn cho người dân mà tập trung đi phản hồi lại nội dung bài báo.
Bài viết "Đắk Nông: Chủ tịch thị trấn Đức An thờ ơ trước lời “cầu cứu” của dân” đăng tải ngày 11/12/2019, lập tức ngay ngày hôm sau, Tòa soạn Báo Kinh tế nông thôn nhận được công văn phản hồi từ Chủ tịch MTTQ Việt Nam thị trấn Đức An. Điều đáng nói đó là, bà Phạm Thị Thủy, Chủ tịch MTTQ Việt Nam thị trấn Đức An lại cho rằng bài viết đã thông tin sai sự thật, thiếu trung thực, ngòi bút của phóng viên còn non yếu.
Căn cứ vào nội dung giải trình của phóng viên, Báo Kinh tế nông thôn khẳng định, các thông tin đưa trong bài viết đều khách quan, trung thực, phản ánh đa chiều sự việc. Quá trình thực hiện bài viết, phóng viên đã thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, khâu kiểm duyệt nội dung trước khi xuất bản được chúng tôi làm rất chặt chẽ.
Đặc biệt, nội dung về những lời nói thiếu chuẩn mực của ông Nguyễn Phước Thiện, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND thị trấn Đức An đưa trong bài viết, bà Phạm Thị Thủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam thị trấn Đức An lại không phản hồi.
Qua đây, Báo Kinh tế nông thôn đề nghị Huyện ủy, UBND huyện Đắk Song, UBMTTQ Việt Nam thị trấn Đức An làm rõ có hay không việc người đứng đầu địa phương có những phát ngôn như vậy? Nếu đúng, cơ quan chức năng có hướng xử lý như thế nào? Sau khi làm rõ vấn đề trên, đề nghị các đơn vị liên quan cung cấp thông tin bằng văn bản để Tòa soạn thông tin rộng rãi đến bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.