Khai thác tràn lan, bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng do hệ lụy của việc khai thác cát, nhiều hộ dân sống cạnh bờ sông khu vực gần cầu Nam Ka luôn sống thấp thỏm âu. Đó là thực trạng mà nhóm phóng viên đã ghi nhận.
Khai thác tràn lan, bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng do hệ lụy của việc khai thác cát, nhiều hộ dân sống cạnh bờ sông khu vực gần cầu Nam Ka luôn sống thấp thỏm âu. Đó là thực trạng mà nhóm phóng viên đã ghi nhận.
phóng viên đã ghi nhận tại khúc sông do doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Văn Hồng khai tác cát dễ dàng nhận thấy do các tàu hút cát đã lộ ra nhiều mô sạn nổi lên mặt nước, việc an toàn Sau khi nhận được phản ánh của nhiều người dân, nhóm phóng viên đã có mặt tại sông Krông Nô đoạn qua huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) và huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) để ghi nhận những nội dung mà người dân đã phản ánh liên quan đến việc khai thác cát.
Được biết, đoạn sông này DNTN Văn Hồng được cấp phép khai thác cát. Tuy nhiên, việc khai thác cát cũng như kinh doanh buôn bán cát của (DNTN Văn Hồng) có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Việc hút cát phía hạ lưu gần cầu Nam Ka sẽ ảnh hưởng đến trụ đỡ mố cầu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những hệ lụy nặng nề đối với sự an toàn của cầu Nam Ka. Đây là cây cầu lớn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như có tác động nhiều đến lưu thông của nhân dân, cầu được đầu tư xây dựng với kinh phí không phải là nhỏ. Nếu có sự cố xảy ra, hệ quả sẽ khó lường.
Tại xã Quảng Phú huyện Krông Nô (Đắk Nông), do việc khai thác cát đã gây nên tình trạng sạt lỡ bờ sông rất nghiêm trọng. Việc sạt lỡ khiến nhiều người dân rất lo lắng vì đất đai canh tác của họ có thể mất bất kỳ khi khi nào. Một hộ dân xã Quảng Phú cho biết: “Chúng tôi rất lo lắng, luôn phải sống trong tình trạng thấp thỏm lo âu khi tình trạng sạt lỡ ngày càng nghiêm trọng, đất đai của chúng tôi không biết có còn tồn tại được không. Chúng tôi là những người dân thấp cổ bé họng nên không nói gì được. Họ làm kinh tế phần lợi thì họ hưởng, còn thiệt hại của người dân ai sẽ đứng ra gánh chịu đây. Tôi mong các cơ quan chức năng liên quan của huyện Krông Nô và tỉnh Đắk Nông cần phải vào cuộc để giảm thiệt hại cho các hộ dân”.
Sau nhiều ngày có mặt tại đây, nhóm phóng viên nhận thấy việc rất nhiều xe vào mỏ cát của DNTN Văn Hồng không hề được Doanh nghiệp cho cân. Đây là việc không tuân theo quy định. Với kiểu bán cát mờ ám như vậy, DNTN Văn Hồng làm sao xuất được hóa đơn để đóng thuế cho nhà nước theo quy định? Phải chăng đó là cách để trốn thuế? Bên cạnh đó là tình trạng các xe vào mua cát thường có hiện tượng quá khổ, quá tải trọng. Bãi tập kết cát của DNTN Văn Hồng nằm cạnh đường bê tông nối liền xã Nam Ka (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) và xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) không hề có biển thông báo, hệ thống an toàn cũng như các biển thông báo thể hiện việc xe vào bãi cát hàng ngày, cộng với việc các xe chở quá tải trọng khiến đường dễ hư hỏng cũng như tiềm ẩn tai nạn giao thông cho người và phương tiên giao thông đi lại trên tuyến đường này.
DNTN Văn Hồng được cấp phép khai thác cát và kinh doanh mặt hàng này nhưng đến đây không hề thấy thông cơ bản, (DNTN Văn Hồng) được khai thác với trữ lượng bao nhiêu cát mỗi năm, phần diện tích đất để tập kết cát, diện tích xây dựng nhà yến đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay chưa, chiều dài giới hạn được khai thác bao nhiêu, ai là người đứng đầu công ty đều không hề có thông tin. Khi đến công ty để trao đổi những vấn đề mà ngươì dân phản ánh, phóng viên không nhận được sự hợp tác, DNTN Văn Hồng đã làm khó phóng viên bằng cách không cung cấp thông tin. Nếu (DNTN Văn Hồng) thực hiện đúng việc khai thác và kinh doanh cát thì tại sao phải hành xử như vậy, hay đằng sau đó có vấn đề gì vi phạm?
Thực tế mà nhóm lao động trên các tàu hút cát cho người lao động không thực hiện đúng với quy trình tham gia giao thông đường thủy. Việc này sẽ gây nguy hiểm cho các thuyền qua lại. Điều đáng nói nữa là con sông này nằm giáp danh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, DNTN Văn Hồng có khai thác có vượt qua danh giới xâm phạm địa phận tỉnh Đắk Lắk hay không? Nếu có thì đây rõ ràng ràng là hành vi khai thác trái phép tài nguyên. Lực lượng chức năng huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) và huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) ở đâu khi để DNTN Văn Hồng ngang nhiên coi trời bằng vung, không tuân thủ theo quy định của nhà nước. Liệu cơ quan chức năng có buông lỏng quản lý hay biết mà vẫn không xử lý? Cần phải xử lý nghiêm những sai phạm của DNTN Văn Hồng trong lĩnh vực khai thác và kinh doanh cát trên sông Krông Nô. Đừng xử lý theo kiểu “đánh trống bỏ dùi” khiến người dân mất niềm tin. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vấn đề này…!
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.