Mặc dù chưa được cơ quan chức năng đồng ý, nhưng một số hộ dân vẫn dùng phương tiện cơ giới để mở đường xuyên qua rừng thông.
Vị trí xảy ra sự việc nằm sát với tuyến đường liên xã, từ thị trấn Đức An đi xã Đắk N’Đrung (Đắk Song - Đắk Nông). Điều đáng nói, sự việc xảy ra không được chính quyền ở đây phát hiện, ngăn chặn và xử lý.
Ngang nhiên mở đường trái phép
Nhận được phản ánh của người dân bon Bu N’Jar (xã Đắk N’Đrung) về sự việc trên, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã trực tiếp có mặt tại hiện trường.
Theo ghi nhận, tuyến đường mở mới có chiều dài gần 400m, chiều rộng khoảng 3m. Có một điều chắc chắn, để mở rộng đường, nhiều cây thông lớn tuổi và mới trồng đã bị dời đi.
Ông Phạm Văn B. (người dân xã Đắk N’Đrung) cho biết: “Trước đây, tuyến đường này là đường mòn, chỉ xe mô tô mới lưu thông được. Khoảng 1 tháng nay, sau khi đường mở rộng, các phương tiện như xe càng, xe ô tô có thể đi sâu vào bên trong rừng một cách “dễ dàng”.
Ông B. cho rằng, phải có ai đó “trợ giúp”, thì họ mới dám ngang nhiên đưa phương tiện vào giữa rừng để mở đường trái phép như vậy. Nếu để tuyến đường này tồn tại, chắc chắn việc quản lý, bảo vệ những vạt rừng còn “sót lại” sẽ rất khó khăn.
Cơ quan chức năng đổ lỗi trách nhiệm cho nhau
Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Điều Khánh Rin, Chủ tịch UBND xã Đắk N’Đrung, xác nhận có sự việc trên. Ông cho biết, việc người dân mở đường hoàn toàn tự phát, không được cơ quan chức năng cho phép. Việc làm trên diễn vào ngày nghỉ, lợi dụng lúc mưa gió để thực hiện, nên chính quyền địa phương, lực lượng chức năng khó lòng phát hiện và ngăn chặn.
"Để xảy ra sự việc trên, trách nhiệm chính phải thuộc về lực lượng Kiểm lâm của huyện. Xã chúng tôi chỉ quản lý về thực địa, còn việc phát hiện, xử lý trước hết phải thuộc về lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng", ông Rin nói.
Dân mở đường trong rừng, trách nhiệm thuộc về ai?
Tuy nhiên, trao đổi qua điện thoại, ông Y An Niê, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song hoàn toàn phủ nhận ý kiến trên của Chủ tịch UBND xã Đắk N’Đrung. Ông Y An Niê cho biết, diện tích rừng nói trên đã được nhà nước bàn giao về cho địa phương quản lý từ lâu. Vì thế, trách nhiệm để người dân lấn chiếm hay tự ý mở đường phải thuộc về Chủ tịch UBND xã. Lực lượng Kiểm lâm chúng tôi chỉ thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của chủ rừng (tức UBND xã Đắk N’Đrung). Hiện tại, do chưa xác minh được đối tượng nào đứng sau sự việc trên, nên rất khó xử lý theo quy định.
Rõ ràng, việc cơ quan chức năng còn buông lỏng quản lý, quả bóng trách nhiệm lại được đá từ người này qua người kia, thì công tác quản lý bảo vệ rừng ở huyện Đắk Song sẽ còn bộc lộ nhiều hạn chế. Rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, có lẽ là câu chuyện sẽ chưa kết thúc ở địa phương này.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.