Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 15 tháng 3 năm 2020 | 21:11

Đắk Nông: San lấp mặt bằng trái phép bao giờ mới “hạ nhiệt”?

Tình trạng san lấp mặt bằng trái phép diễn ra công khai, người dân đều biết, thế nhưng cơ quan chức năng, chính quyền nhiều địa phương ở Đắk Nông lại chậm trễ phát hiện và thiếu quyết liệt trong xử lý.

Rầm rộ san lấp mặt bằng trái phép

Trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn 2 (xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp), 1 vạt đất dài có diện tích hơn 1ha đã được san lấp bằng phẳng. Ước tính hàng chục nghìn khối đất đã được vận chuyển đến nơi khác để bán trái phép. Có mặt tại vị trí này vào sáng 15/03, PV chứng kiến 1 xe máy múc cùng 2 xe tải gắn logo “Thịnh Thành” vẫn đang hối hả múc đất và chở đi.

Chính quyền địa phương đã ở đâu khi để người dân ngang nhiên san lấp mặt bằng trái phép?
Chính quyền địa phương ở đâu khi để người dân ngang nhiên san lấp mặt bằng trái phép?

 

3 phương tiện gắn logo Thịnh Thành phớt lờ yêu cầu của đại diện chính quyền địa phương.
3 phương tiện gắn logo Thịnh Thành phớt lờ yêu cầu tạm dừng hoạt động san lấp trái phép của đại diện chính quyền địa phương.

 

Xe chở đất gắn logo Thịnh Thành chở đất không phủ bạt ngang nhiên lưu thông trên quốc lộ.
Xe  gắn logo Thịnh Thành chở đất không phủ bạt ngang nhiên lưu thông trên quốc lộ.

 

Khi PV có mặt, ít phút sau đó, cán bộ địa chính xã Đắk Wer cũng xuất hiện. Nắm rõ việc san lấp này là trái phép, cán bộ này ngay lập tức yêu cầu các đối tượng tạm dừng hành vi trên. Tuy nhiên, các tài xế điều khiển phương tiện  gắn logo “Thịnh Thành” đều phớt lờ yêu cầu, tiếp tục san lấp bình thường, như có ai đó đứng sau bảo vệ?! Cuối cùng, cán bộ địa chính xã Đắk Wer đành “bất lực” rời khỏi khu vực diễn ra việc san lấp mặt bằng trái phép này.

Cũng trên đường Hồ Chí Minh đoạn đầu dốc Ông Bồ (xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp), việc san lấp mặt bằng với quy mô hàng nghìn mét vuông cũng diễn ra rầm rộ trong nhiều tháng. Điều đáng nói, vị trí san lấp không phép này nằm ngay mặt tiền quốc lộ, cách trụ sở UBND xã chưa đầy 2km, nhưng cũng diễn ra ngang nhiên.

Đầu tuyến đường tránh TP.Gia Nghĩa đoạn đi qua phường Quảng Thành, tình trạng san lấp mặt bằng trái phép, lấn chiếm đất dành cho hành lang đường bộ vẫn chưa hạ nhiệt. Mặc dù chính quyền địa phương đã lập biên bản hành chính nhiều lần nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành, tiếp tục vi phạm với quy mô, mức độ ngày càng lớn hơn.

Các quyết định xử lý của chính quyền địa phương bị người vi phạm xem thường.
Các quyết định xử lý của chính quyền địa phương chưa đủ sức răn đe?

 

Phạt cho có lệ?

Ông Phạm Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Tín, cho biết, các trường hợp san lấp mặt bằng trên địa bàn xã đều bị lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt và yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm. Tuy nhiên, do người dân lợi dụng ngày lễ, ngày nghỉ, ban đêm để tiến hành hành vi san lấp, nên cơ quan chức khó xử lý.

Một lãnh đạo UBND huyện Đắk Song cho biết: “Đối với các vụ san lấp mặt bằng trái phép, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc xử phạt hành chính, còn việc bắt buộc các đối tượng khắc phục hậu quả, trả lại hiện trạng ban đầu thì chưa thực hiện, huyện đang gặp nhiều vướng mắc”.

Bà Nguyễn Thị Nam, một người dân ở Đắk Nông cho biết, việc san lấp mặt bằng trái phép diễn ra công khai, trong thời gian dài mà chính quyền địa phương không phát hiện hoặc  không ngăn chặn hiệu quả thì phải xem lại. “Theo quy định, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, các trường hợp san lấp trái phép buộc phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu, nhưng thử hỏi quy định này đã được thực thi nghiêm túc hay chưa? Cứ đà này, tôi cho rằng rất dễ tạo thành tiền lệ xấu, khi đó việc quản lý của cơ quan chức năng còn khó gấp nhiều lần”- bà Nam lo lắng.

Thực tế cho thấy, lợi dụng việc vào cuộc thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương, nhiều người dân sẵn sàng bị lập biên bản vi phạm hành chính, nộp phạt đầy đủ rồi sau đó “âm thầm” hoàn thành việc san lấp mặt bằng theo ý muốn.

 

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top