Dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhưng trong năm 2016, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) vẫn đạt được nhiều kết quả khả quan. Hai chương trình xây dựng nông thôn mới và “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần giúp diện mạo nông nghiệp, nông thôn thay đổi đáng kể. Trao đổi với phóng viên về những vấn đề trên, ông Trần Việt Dũng, Chủ tịch UBND huyện, cho biết:
Lãnh đạo huyện Đầm Hà thăm quan mô hình nuôi tôm theo hình thức công nghiệp của Tập đoàn BIM Group.
Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt và chủ động của UBND huyện, sự tích cực vào cuộc của các cấp ngành, năm 2016, Đầm Hà cơ bản hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 807 tỷ đồng, bằng 107,17% kế hoạch, tăng 12,65% so với năm trước. Công tác tái cơ cấu sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt được quan tâm, cho hiệu quả cao. Toàn huyện gieo trồng được 6.778,9ha, sản lượng lương thực năm 2016 ước đạt 19.247 tấn. Chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch theo hướng gia trại, trang trại, tăng nhanh sản lượng hàng hóa. Theo số liệu thống kê, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt 248.615 con, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 226,6 tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 115,8 tỷ đồng, tăng 5,27% so với năm 2015. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 782,9 tỷ đồng.
Chương trình XDNTM và OCOP được đánh giá tạo ra diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Đầm Hà. Xin ông cho biết một số kết quả mà hai chương trình này đạt được?
Trong năm 2016, chúng tôi tiếp tục kiểm tra, đôn đốc tiến độ, chất lượng giải ngân, hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán Chương trình XDNTM năm 2015, 2016. Tiếp nhận và giao xi măng Cẩm Phả theo phương thức trả chậm cho các xã với số lượng 1.190 tấn. Triển khai rà soát nợ đọng vốn xây dựng cơ bản thuộc Chương trình XDNTM của các xã trên địa bàn. Phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra kết quả triển khai Chương trình XDNTM tại 4 xã: Quảng Lâm, Quảng An, Quảng Tân, Dực Yên.
Đối với Chương trình OCOP, chúng tôi chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương rà soát, đăng ký phát triển sản phẩm chè vối Đầm Hà của Hợp tác xã Kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp và xây dựng Thanh Thủy, xã Quảng An. Đến nay, toàn huyện đã đăng ký phát triển 15 sản phẩm OCOP.
Để tăng cường quảng bá sản phẩm, các đơn vị, địa phương đã tích cực tham gia trưng bày sản phẩm OCOP tại các lễ hội, hội chợ, bước đầu sản phẩm được người tiêu dùng biết đến, đón nhận và tiêu dùng.
Đặc biệt, huyện còn tổ chức Hội thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2016 với 7 tổ chức, cá nhân và 8 sản phẩm tham gia. Kết quả đã có 6 sản phẩm đạt 3 sao, 2 sản phẩm đạt 2 sao. Tham gia cuộc thi đánh giá sản phẩm OCOP do tỉnh tổ chức, kết quả có 7/8 sản phẩm đạt hạng cấp sao (3 sao trở lên).
UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu sản phẩm, trong 6 tháng đầu năm 2016 đã có 3 sản phẩm được phê duyệt dự án (dưa cải nén, cà sáy và lạc Đầm Hà). Hỗ trợ 4 HTX công bố hợp chuẩn hợp quy và tiêu chuẩn chứng nhận chất lượng sản phẩm (Trứng vịt biển, gạo bao thai, rượu khoai Quảng Lâm, ngan sao Đại Bình); hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất hoàn thiện quy trình nhằm đảm bảo VSATTP, trong 10 cơ sở đã có 9 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VSATTP.
Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu trong năm 2017 huyện đặt ra là gì, thưa ông?
Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2017, chúng tôi tiếp tục duy trì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất. Ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống thiên tai; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu này, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tiến độ triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; tập trung ưu tiên phát triển một số loại cây, sản phẩm hàng hóa có thế mạnh đặc trưng của huyện. Tích cực triển khai kịp thời, hiệu quả Chương trình 135.
Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện.
Rà soát kế hoạch thực hiện Chương trình XDNTM giai đoạn 2016-2020, tập trung nguồn lực đầu tư cho 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Dực Yên, Quảng Tân). Tập trung phát triển sản phẩm thông qua chương trình OCOP từng bước nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Nghĩa Thủy (thực hiện)
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.