KTNT - Huyện Ea Súp là một trong những nơi có thời tiết khô hạn nhất tỉnh Đắk Lắk. Chính vì vậy, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho địa phương tuyến kênh trị giá hơn 25 tỷ đồng. Nghịch lý là, trong khi người dân đang lâm vào cảnh thiếu nước tưới tiêu cho vườn, rẫy của mình thì tuyến kênh đó bị “đắp chiếu” bỏ không từ nhiều năm nay.
Mặc dù đám rẫy cách tuyến kênh bê tông kiên cố này chỉ vài mét nhưng gia đình ông Thái Văn Châu, ở thôn 5, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp vẫn phải bỏ ra hơn 80 triệu đồng để thuê máy múc và nhân công đào ao để lấy nước tưới cho khu rẫy 6ha trồng điều và cây ăn trái của gia đình mình. Ông Châu chia sẻ: “Con kênh này nằm sát bên rẫy gia đình tôi. Lúc đầu, thấy người ta làm kênh, tôi cũng như người dân nơi đây mừng lắm, nghĩ là sẽ có nước tưới để phát triển kinh tế. Nhưng từ khi đưa vào sử dụng, kênh chảy được một lần là ngưng, bỏ không 3-4 năm nay”.
Công trình "đắp mền" cỏ mọc um tùm cả đoạn kênh
Theo tìm hiểu của phóng viên, tuyến kênh này nằm trong gói dự án hồ Ea Súp Thượng do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 8, Bộ Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Đây là hệ thống kênh mương bê-tông kiên cố có chiều dài khoảng 4km, đi qua xã Cư M’Lanh và thị trấn Ea Súp của huyện Ea Súp, với tổng kinh phí đầu tư 25 - 34 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Công trình được khởi công từ năm 2010 và đưa vào sử dụng năm 2012. Ông Mai Quang Vượng, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 8, nói: “Tuyến kênh xuống cấp thuộc trách nhiệm của Công ty quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk. Chúng tôi sẽ kiểm tra và báo cáo với Bộ Nông nghiệp và PTNT để tìm cách đưa tuyến kênh vào hoạt động hiệu quả”.
Ông Mai Quang Vượng, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 8, Bộ Nông nghiệp - PTNT chia sẻ thông tin với phóng viên
Đầu tư hàng chục tỷ đồng rồi bỏ không, thậm chí có những đoạn đã hư hỏng, đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc tìm hướng giải quyết, tránh lãng phí tiền đầu tư của nhà nước, giúp công trình phát huy hiệu quả.
Duy Hòa
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.