Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2020 | 23:36

Đào tạo nguồn nhân lực lao động nông thôn cần gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có gần 18 triệu lao động làm trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản, trong đó có 4,31 triệu lao động đã qua đào tạo.

 "Đào tạo nguồn nhân lực cho lao động nông thôn cần gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó cần tập trung đào tạo nhân lực cho nông nghiệp công nghệ cao" - đây là ý kiến được nhiều đại biểu đặt ra tại Hội nghị giao ban “Giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao” cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên vừa diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.

Hội nghị do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức.

dao-tao-nghe.jpg
 

Teo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có gần 18 triệu lao động làm trong lĩnh vực nông lâm thủy sản, trong đó có 4,31 triệu lao động đã qua đào tạo. Giai đoạn 2010-2020, đã có 2,5 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề nông nghiệp theo Đề án 1956.

Trong 10 năm qua, cả nước có khoảng 850 cơ sở tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang quản lý 32 trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao; đã xây dựng được 140 khung chương trình, giáo trình và 34 kỹ năng nghề nông nghiệp phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo, tập huấn. Hiện nay, cả nước có trên 52.000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản, trong đó có  44 công ty được công nhận doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu lên nhiều ý kiến về thực trạng giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao. Nhiều đại biểu cho rằng, nông dân chưa quan tâm và chưa mặn mà với học nghề. Nông dân sẵn sàng tiếp thu nông nghiệp công nghệ cao nhưng nếu như giá sản phẩm theo công nghệ cao chỉ bằng với giá thị trường của sản phẩm đại trà thì không công bằng.

Nhiều đại biểu đặt vấn đề, các trang thiết bị trong đào tạo nghề hiện nay cũng cần phải quan tâm. Theo đó, cần trang bị các thiết bị thật có thể sử dụng trực tiếp thay vì thiết bị mô hình và sơ đồ.

Ông Hoàng Trọng Vinh, Trưởng phòng dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng nêu ý kiến: "Cần quan tâm đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tránh hiện tượng mua máy thiết bị mô hình. Mua mô hình về không phù hợp với thực tế của người nông dân. Như vậy chúng ta phải đầu tư, ví dụ như đầu tư để người nông dân cày được mảnh đất thì phải mua máy cày thực sự về cày cho họ thấy rồi hướng dẫn cho họ sửa máy cày như vậy. Và đại đa số các chi tiết máy thì hầu như đều hao hao giống nhau nên người dân có thể làm được, chứ không thể vẽ trên mô hình sơ đồ đó thôi thì họ không thể học được.

Nhiều đại biểu đồng tình với quan điểm cần tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao nhưng cần cải tiến, thay đổi về đối tượng, người học, cơ sở đào tạo nghề, cơ chế chính sách đi kèm. Việc đào tạo phải tập trung vào công nghệ gì, lĩnh vực nào gắn với chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phải biên tập giáo trình, bài giảng phù hợp và tiếp tục hỗ trợ con người, thầy dạy, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách cho cơ sở đào tạo.

Điều quan trọng là đào tạo phải đi kèm ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; tìm đầu ra cho sản phẩm công nghệ cao, gắn lao động với doanh nghiệp, liên kết đầu vào với đầu ra.

Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho rằng, những ý kiến này là cơ sở quan trọng để tiếp tục tham vấn, tham mưu xây dựng cơ chế chính sách về giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp công nghệ cao cho giai đoạn tiếp theo.

"Các ý kiến rất tập trung và thống nhất ở các điểm như cần tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Trong nông nghiệp thì nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là điều cần thiết và đây là một chiến lược đối với một ngành, nó sẽ là một trụ cột để chúng ta có thể đẩy mạnh phát triển nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng đối với sự phát triển trong tương lai" -ông Lê Đức Thịnh chia sẻ./.

 
H Xíu
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top