Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 8 tháng 6 năm 2018 | 15:40

Đâu là đòn bẩy để Bình Giang trở thành huyện NTM năm 2019?

Trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), mỗi nơi đều có một định hướng phát triển phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

tr2t.JPG

Ông Vũ Quang Đáng, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện.

 

Huyện Bình Giang (Hải Dương) lấy việc đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa làm động lực cho hành trình XDNTM.

Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương, huyện Bình Giang có 17 xã và 1 thị trấn; địa giới hành chính tiếp giáp với một số huyện cả trong và ngoài tỉnh (trong tỉnh tiếp giáp với Cẩm Giàng, Thanh Miện, Gia Lộc; ngoài tỉnh tiếp giáp với các huyện Ân Thi và Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên); giao thông nơi đây khá thuận tiện, có Quốc lộ 5A, Quốc lộ 38, hai Tỉnh lộ 392, 394 và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chạy qua.

Kinh tế của Bình Giang chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, hiện nay, huyện đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 38,5 triệu đồng. Trong XDNTM, đến nay, bình quân mỗi xã đạt 17,7 tiêu chí, tăng 8,4 tiêu chí so với năm 2011. Hết năm 2017, toàn huyện  có 10 xã cán đích NTM. Năm 2018, Bình Giang sẽ có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM và phấn đấu hết năm 2019, đạt huyện NTM.

Ông Vũ Quang Đáng, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện, cho biết: Đáng mừng nhất trong XDNTM ở địa phương chúng tôi là, kết cấu hạ tầng nông thôn không ngừng được xây dựng, nhất là giao thông nông thôn, nhà văn hóa,...

Cụ thể, những năm qua, với  sự hỗ trợ thiết thực của Trung ương, tỉnh và sự vào cuộc mạnh mẽ của người dân, đến nay, 17 xã trên địa bàn đã làm mới và “cứng hóa” trên 90km đường trục xã, gần 81km đường trục thôn, khoảng 28,5km đường trục xóm và 162km đường ra đồng. Kiên cố hóa được 21km kênh mương, xây mới thêm 6 trường học, sửa chữa 78 phòng học các cấp, nhiều hạng mục điện, đường, trường, trạm, trụ sở, nhà văn hóa xã và thôn đã được xây mới, chỉnh trang, tạo bộ mặt nông thôn Bình Giang không ngừng thay đổi.

Tổng nguồn lực huy động  XDNTM từ 2011- 2017, toàn huyện ước đạt 848.406 triệu đồng; trong đó, vốn doanh nghiệp  85.694 triệu đồng, vốn dân đóng góp 123.192 triệu đồng... Ngoài ra, nhân dân còn hiến 348ha đất nông nghiệp để xây dựng đường giao thông, xây dựng kênh mương nội đồng, bãi rác tập trung, nghĩa trang nhân dân.

Sản xuất theo hướng hàng hóa

“Về nông nghiệp, chúng tôi vẫn không ngừng chú trọng sản xuất tập trung, quy mô lớn, theo hướng hàng hóa ngày càng rõ nét hơn; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất được đẩy mạnh; toàn huyện đã có 6 xã tiếp cận mô hình cấy lúa bằng máy; làm đất, thu hoạch bằng máy 100%. Đã có 8 mô hình hợp tác sản xuất với bao tiêu khá hiệu quả. Bình Giang được đánh giá là địa phương đi đầu của tỉnh trong việc áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất”, ông Đáng chia sẻ.

“Định hướng coi trọng xây dựng hạ tầng nông thôn và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật kết hợp với phát triển nhanh kinh tế dịch vụ, thương mại và công nghiệp, sẽ là đòn bẩy thiết thực  đưa Bình Giang không ngừng vươn lên”x, ông Đáng nhấn mạnh. Qua thực tế thấy mục tiêu xây dựng Bình Giang trở thành huyện NTM vào năm 2019 rất gần với chính quyền và nhân dân nơi đây.

 

Năm 2018, huyện Bình Giang dự kiến huy động 121 tỷ đồng thực hiện XDNTM. Trong đó,  ngân sách huyện đầu tư khoảng 10 tỷ đồng, ngân sách xã khoảng 45 tỷ đồng, cấp trên hỗ trợ 20 tỷ đồng, còn lại huy động từ doanh nghiệp, nhân dân...

Từ nguồn vốn này, các địa phương phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí về hạ tầng cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục… Các xã đã đạt chuẩn NTM sẽ tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Phấn đấu 4 xã về đích NTM trong năm 2018 là Bình Minh, Hồng Khê, Tân Việt và Tráng Liệt.


 

 

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top