Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2018 | 11:15

Điện Biên Đông cần trên 1.500 tỉ đồng cứng hóa đường liên xã, liên bản

Đó là chia sẻ của ông Đinh Quang Bạo, Trưởng phòng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Ông Bạo cho biết thêm, toàn huyện hiện đang quản lý 12 tuyến đường nội thị, huyện lộ và liên xã với 226,15km đường giao thông nông thôn A, B các loại. Qua thời gian khai thác sử dụng, đến nay, hầu hết các tuyến đường đều đã xuống cấp và thiếu kinh phí duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, vì vậy việc đi lại, giao thương của người dân rất khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước trên các tuyến cơ bản chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh, do vậy về mùa mưa bão thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các tuyến đường này rất lớn.

Người dân bản Nậm Ngám C, xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông phấn khởi đi trên con đường bê tông mới vào bản.

Cụ thể, trong tháng 7-8/2017 vừa qua, trên địa bàn huyện xảy ra mưa lớn liên tiếp, kéo dài trên diện rộng đã gây ra sạt lở trên diện rộng, làm ách tắc nhiều đoạn đường thuộc các tuyến đường huyện lộ, liên xã. Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện không được để tắc đường kéo dài nhiều ngày, Phòng đã kịp thời tham mưu với UBND huyện hợp đồng với các doanh nghiệp trên địa bàn khẩn trương thực hiện công tác đảm bảo giao thông, tập trung máy móc nhân lực thông tuyến tạm thời tại các điểm sạt lở lớn, đảm bảo cho các tuyến đường trọng yếu của huyện cơ bản được thông tuyến. Điển hình là các tuyến: Na Son - Chóp Ly, Ngã tư Phì Nhừ - Xa Dung, Phì Nhừ - Chiềng Sơ, Pá Vạt - Háng Lìa - Tìa Dình, Phìng Giàng - Pú Hồng - Mường Nhà, Na Son - Xa Dung - Mường Lạn và một số tuyến trọng điểm khác.

Bên cạnh đó, Phòng còn cử cán bộ xuống trực tiếp phối hợp với các xã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động sức dân để tổ chức phát tuyến, khơi thông cống rãnh thoát nước, sửa chữa cầu cống tạm, vá ổ gà, san lấp mặt đường, hót đất đá sạt lở có khối lượng vừa và nhỏ để đảm bảo giao thông được thông suốt trong mùa mưa bão. Có một số xã đã dùng nguồn vốn dự phòng của xã để khắc phục hậu quả, đảm bảo giao thông đi lại cho bà con như xã Tìa Dình, Keo Lôm, Luân Giói...

Đặc biệt, trên địa bàn huyện Điện Biên Đông còn 7 tuyến đường huyện đến trung tâm xã dài trên 143km và trên 70 tuyến đường xã ở 14 xã, thị trấn trong huyện dài 532,78km chưa được cứng hóa với nhu cầu nguồn vốn thực hiện trên 1.552,5 tỉ đồng. Trong khi mỗi năm nhà nước chỉ đầu tư được khoảng 20-30 tỉ đồng thì phải cần trên 50 năm sau mới có thể cứng hóa hết được các tuyến đường của huyện. “Đây là một bài toán hết sức nan giải cho một huyện nghèo với các xã đặc biệt khó khăn như Điện Biên Đông”, ông Bạo nhấn mạnh.

Hơn lúc nào hết, Điện Biên Đông cần thêm các nguồn lực đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

 

Theo ông Đinh Quang Bạo, Điện Biên Đông là một huyện vùng cao miền núi giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhất là vào mùa mưa, nên việc đầu tư cứng hóa các tuyến đường liên xã, liên bản là hết sức cần thiết để phục vụ nhu cầu đi lại cho đồng bào các dân tộc trong huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo.

Ngọc Bích

 

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top