Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 1 năm 2018 | 1:47

Điện Biên Đông: Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục

Điện Biên Đông là huyện nghèo vùng cao của tỉnh Điện Biên, điều kiện sống khó khăn của người dân đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Mặc dù vậy, trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Cù Huy Hoàn, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Điện Biên Đông xung quanh vấn đề này.

Ông Cù Huy Hoàn, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông kiểm tra bữa ăn của một trường PTDTBT.

 

Xin ông cho biết những nét nổi bật của ngành giáo dục và đào tạo Điện Biên Đông trong năm học qua?

Những năm qua, Phòng GD&ĐT đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; tập trung quán triệt và thực hiện tốt chỉ thị nhiệm vụ năm học, triển khai nhiệm vụ các cấp học, các lĩnh vực công tác chỉ đạo, phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Duy trì, củng cố hệ thống mạng lưới giáo dục; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

Hiện nay, Phòng đang quản lý 57 trường với 766 lớp, trên 18.000 học sinh, trong đó có 19 trường mầm non, 23 trường tiểu học và 15 trường THCS với 25 trường PTDTBT (13 trường tiểu học và 12 trường THCS).

Đặc biệt, Phòng GD&ĐT Điện Biên Đông còn có 26/57 trường đạt trường chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 45,6%, trong đó có 7 trường mầm non, 8 trường tiểu học, 11 trường THCS. Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành là 1.699 người, trong đó, mầm non là 488, tiểu học 732, THCS là 421.

Vấn đề chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị, xã hội hóa giáo dục trong những năm gần đây được Phòng quan tâm như thế nào, thưa ông?

Hệ thống cơ sở vật chất tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, cơ bản, đáp ứng yêu cầu tối thiểu của ngành. Toàn huyện hiện có 803 phòng học, trong đó có 386 phòng học kiên cố, 273 phòng bán kiên cố, 155 phòng học tạm (là nhà 3 cứng, không có phòng học tạm tranh tre, nứa, lá), 276 phòng nội trú và 531 phòng công vụ.

Công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học luôn được Phòng hết sức quan tâm và có định hướng chỉ đạo thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Giải pháp tiêu biểu là huy động các nguồn lực xây dựng phòng học và làm nhà ở cho học sinh bán trú theo hướng “3 cứng” (khung cứng, nền cứng, mái cứng). Trong những năm học qua, nhiều đơn vị đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự đầu tư của các nhà từ thiện, các dự án cùng với sự giúp đỡ của Phòng về xi măng, tôn lợp, tấm lợp, sắt… Kết quả, tổng số phòng học, công trình được xây mới từ năm học 2014-2015 đến hết năm học 2016-2017 là 173 phòng học, 163 phòng công vụ, 64 phòng nội trú học sinh và 84 bếp ăn.

Vấn đề phổ cập giáo dục - xóa mù chữ trên địa bàn huyện được xử lý như thế nào, thưa ông?

Đây là vấn đề rất được chính quyền huyện Điện Biên Đông quan tâm, hiện đã có 10 đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 04 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 năm 2017 (Luân Giói, Na Son, Nong U, thị trấn).

Bên cạnh đó, 14/14 đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Năm 2017, 04 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và 10 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Đặc biệt, 13 đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2 năm 2017 và chỉ còn 1 xã Phi Nhừ duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1 năm 2017.

Theo ông đâu là những khó khăn thách thức mà ngành phải đối mặt trong thời gian qua?

Hầu hết các xã thuộc huyện Điện Biên Đông đều thuộc diện đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Phong tục tập quán, nhận thức của nhân dân ở một số thôn bản, xã vùng cao về công tác giáo dục còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến công tác huy động, duy trì số lượng và đảm bảo tỉ lệ chuyên cần, cũng như chưa có sự quan tâm đầy đủ điều kiện học tập của học sinh.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường, lớp học tuy được củng cố và đầu tư nhưng chưa đáp ứng đủ, phòng ở cho học sinh bán trú chưa đáp ứng được nhu cầu.

Xin cảm ơn ông. Chúc ngành GD&ĐT Điện Biên Đông sớm vượt quá khó khăn thách thức!

Đỗ Hùng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top