Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 10 năm 2017 | 9:45

Đồng bào công giáo huyện Anh Sơn chung tay xây dựng nông thôn mới

Anh Sơn (Nghệ An) là huyện miền núi có đông đồng bào theo đạo Công giáo với trên 9.770 giáo dân, chiếm trên 10% dân số toàn huyện. Với phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”, những năm qua đồng bào Công giáo ở Anh Sơn đã tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là trong phong trào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Từ nguồn vốn của địa phương hỗ trợ giáo dân Nguyễn Thị Tài ở giáo xứ Đồng Lam xã Hùng Sơn đã phát triển đàn dê mang lại hiệu quả cao

Theo lời giới thiệu của hội nông dân xã chúng tôi có dịp đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Tài một trong những hộ Giáo dân tiêu biểu làm kinh tế giỏi của giáo họ Đồng Trấm, xã Hùng Sơn. Bên bát nước chè nóng hổi, trò chuyện với chúng tôi bà Tài chia sẻ: Còn nhớ 15 năm trước đây, gia đình tôi là một trong những hộ nghèo nhất xã, chồng đau ốm liên miêm, lại nuôi 6 đứa con nhỏ khiến cho gia cảnh càng thêm khốn khó. Rồi nhờ thực hiện chủ trương của xã về xóa đói giảm nghèo, gia đình bà Tài được hỗ trợ 3 triệu đồng để phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn hỗ trợ của địa phương cộng thêm vay mượn bên ngoài bà Tài bàn với chồng mua dê về nuôi, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc tốt mà đàn dê gia đình bà phát triển mạnh, ban đầu chỉ có 3 con sau phát triển lên 28 con. Có nguồn vốn bà Tài tiếp tục mua thêm đàn bò 4 con về chăn thả và đào 3 sào để nuôi cá, ngoài ra còn phát triển vườn cây ăn quả với hàng chục gốc bưởi. Thu nhập từ mô hình tổng hợp VAC cùng mang về cho gia đình bà Tài gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Cách nhà bà Tài không xa là mô hình kinh tế vườn đồi của giáo dân Nguyễn Văn Qúy ở thôn 9 Hùng Sơn. Ông Qúy cho hay: Năm 2013 xã có chủ trương phát triển vườn rừng và cây chè công nghiệp vậy là gia đình ông Qúy cũng như các hộ dân khác được hỗ trợ nguồn giống và phân bón để trồng chè. Giờ đây diện tích chè 1 ha đã cho thu nhập ổn định từ 50-60 triệu đồng/năm, ngoài ra gia đình còn trồng thêm 2 ha keo tràm, nuôi 6 con trâu bò và gần 100 con lợn thịt mỗi năm.

Ở Anh Sơn không chỉ có giáo dân Nguyễn Thị Tài, Nguyễn Văn Qúy làm kinh tế giỏi mà hiện nay toàn huyện có đến 19 mô hình tiêu biểu cho thu nhập từ 150 – 1 tỷ đồng/năm. Ngoài làm ăn giỏi bà con giáo dân còn thành lập các phường hội giúp nhau không lấy lãi suất, cuộc sống của bà con giáo dân ngày được nâng lên, số hộ khá giàu là 413 hộ tăng 1,5% so với cùng kỳ.  

Song song với phát triển kinh tế, đồng bào công giáo huyện Anh Sơn còn tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới. Xóm 5 xã Hoa Sơn là một trong những địa phương điển hình. Đi trên con đường rộng thênh thang, được trải bằng bê tông phẳng lỳ, ông Nguyễn Văn Minh một người dân chia sẻ: Bản thân là một giáo dân, tôi thấy chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và hợp lòng dân do vậy mà gia đình đã tự nguyện hiến 100m2 đất để làm đường giao thông nông thôn. Từ những cá nhân tiêu biểu như ông Minh ở xã Hoa Sơn ngày càng xuất hiện nhiều giáo dân tự nguyện hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Văn Phú bí thư chi bộ thôn không dấu nổi niềm vui: Ở thôn 5 xã Hoa Sơn nơi có trên 60% hộ là đồng bào giáo dân. Trong những năm qua, đồng bào lương, giáo nơi đây luôn đoàn kết một lòng, tương trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa. Từ năm 2011 đến nay, ban dân vận thôn thường xuyên phối hợp với ban trị sự họ làm tốt công tác dân vận. Nhờ vậy đã vận động nhân dân hiến 5.000m2 đất làm 1,6 km đường bê tông.

Đồng bào lương giáo thôn 5 xã Hoa Sơn cùng nhau xây dựng nhà văn hóa

Hiện nay, toàn huyện Anh Sơn 9.722 giáo dân sinh sống ở 84 khu dân cu thuộc 14 xã thị trấn ở 4 gió xứ, 17 giáo họ. Trong những năm qua đồng bào Công giáo đã thực hiện tốt các quy ước, hương ước làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang; thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, được các các hội đồng mục vụ các giáo xứ, giáo họ và giáo dân tích cực hưởng ứng. Từ năm 2016 đến nay bà con đã hiến 3.500m2 đất, 1.500m tường bao, tháo dỡ nhiều công trình phụ, chặt hạ nhiều lâu năm, ủng hộ 11 tỷ đồng, 3.000 ngày công lao động để làm đường giao thông và đường nội đồng, xây dựng các công trình văn hóa của xã và thôn. Hiện nay toàn huyện đã có 5 xã có bà con giáo dân đạt nông thôn mới.

Từ phong trào phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, đã và đang ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương người công giáo điển hình trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, để từ đó đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào công giáo không ngừng được nâng cao.

Đình Lam - Huyền Trang

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top