Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 18 tháng 10 năm 2019 | 13:51

Đồng Hỷ vượt kế hoạch XDNTM

Là huyện miền núi, với 4/13 xã nằm trong vùng an toàn khu - ATK, thời kháng chiến chống Pháp, nhưng nhờ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, XDNTM ở Đồng Hỷ đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ.

tr2t.JPG
Người dân xã Khe Mo hái chè.

 

Phát triển nông nghiệp hàng hóa

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Chủ tich UBND huyện Đồng Hỷ, cho biết: Những năm qua, huyện tích cực triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp như: sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè; trồng rừng, chế biến lâm sản; kinh tế HTX, tổ hợp tác và làng nghề,... Đến nay, toàn huyện có 30 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; 32 làng nghề, 34 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (sản xuất kinh doanh chè, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm).

Việc tập trung, chuyển đổi, bố trí cơ cấu cây trồng - vật nuôi khoa học, phù hợp với lợi thế địa phương nên hiệu quả mang lại khá tích cực. Năm 2018, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 1.231 tỷ đồng, tăng 945,8 tỷ đồng so với năm 2010; giá trị trồng trọt đạt 95,6 triệu đồng/ha, tăng 39,6 triệu đồng so với năm 2010.

Theo bà Yến, chè được xác định là cây mũi nhọn của địa phương, các chương trình phát triển chè luôn được huyện khuyến khích phát triển nên diện tích chè tăng nhanh. Đến nay, toàn huyện có trên 3.600ha chè; trong đó, chè kinh doanh khoảng 3.110 ha; sản lượng chè búp tươi năm 2018 đạt 38.250 tấn, tăng 9.657 tấn so với năm 2010; giá trị sản xuất chè đạt  200 -300 triệu đồng/ha/năm, tăng 100 – 120 triệu đồng/ha so với năm 2010.

Trong chăn nuôi, Đồng Hỷ đã xây dựng được vùng chăn nuôi theo quy hoạch, từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung, theo hướng sản xuất hàng hóa; việc liên doanh, liên kết, từng bước hình thành các chuỗi trong sản xuất, chăn nuôi đang được thể hiện khá rõ. Đặc biệt, vùng chăn nuôi gà theo hình thức bán chăn thả (chăn nuôi thả vườn), với quy mô mỗi hộ từ 500 - 1.000 con/lứa cũng đang là điểm sáng về phát triển kinh tế của địa phương.

Bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất, việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nông sản địa phương cũng được huyện quan tâm, chú trọng. Thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), Đồng Hỷ đã có 07 sản phẩm được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận là sản phẩm OCOP; trong đó, có 03 sản phẩm đạt 3 sao, 04 sản phẩm đạt 4 sao.

XDNTM vượt kế hoạch

Sau 10 năm XDNTM,  Đồng Hỷ đã có 8 xã về đích (không tính 02 xã được huyện xây dựng đạt chuẩn, nay chuyển về thành phố Thái Nguyên là Huống Thượng và Linh Sơn); trong đó, bình quân đạt 16,46 tiêu chí/xã; toàn huyện không có xã dưới 10 tiêu chí.

Đến hết năm 2019, Đồng Hỷ phấn đấu có thêm 02 xã cán đích, nâng tổng số đạt chuẩn NTM lên 10 xã; nếu so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, số xã về đích vượt kế hoạch đặt ra (theo Nghị quyết, đến năm 2020, huyện có 9 xã đạt chuẩn NTM).

Cũng theo bà Yến, một trong những yếu tố để có được thành tựu như vậy là nhờ sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của huyện từng bước phát triển; từ đó, thu nhập của người dân được nâng lên, hạ tầng nông thôn được Nhà nước, nhân dân chung tay xây dựng, từng bước đồng bộ.

Việc phát huy và tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế đã tạo tiền đề XDNTM, NTM kiểu mẫu cho chính quyền và nhân dân Đồng Hỷ tới đây.

 

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top