Mới đây, các cơ quan chức năng bất ngờ kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh lúa giống tại Đồng Tháp phát hiện một số lượng lớn có hành vi nhái nhãn hiệu sản phẩm lúa giống được bảo hộ.
Tại thời điểm kiểm tra có khoảng 40 tấn lúa giống trên vỏ bao lúa xuất hiện chữ viết tay về hạn sử dụng, mã số lô. Theo hai đơn vị này, họ đã mua và tự trồng lúa giống rồi sau đó đem sấy và đóng bao để bán cho bà con nông dân. Điều đáng nói là lúa giống không rõ nguồn gốc, hóa đơn chứng từ không đầy đủ nhưng trên bao bì lại ghi giống xác nhận cấp 1.
Tại xã Mỹ Quý, (Cao Lãnh) hai xe tải chở hơn 14 tấn lúa giống có dấu hiệu khả nghi khi chuẩn bị đưa đến nơi tiêu thụ đã bị cơ quan chức năng phát hiện thu giữ.
Lần theo lời khai của tài xế, Đoàn liên ngành xác định, số lúa này là của cơ sở kinh doanh Tâm Thoa. Kiểm tra tại một nhà kho của doanh nghiệp còn phát hiện hơn 12 tấn lúa giống trong đó có thêm một sản phẩm nữa bị nhái là Đài Thơm 8, trên bao bì còn ghi giống của Công ty Giống cây trồng Miền Nam.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản sai phạm, buộc dừng lưu hành sản phẩm, lấy các mẫu lúa giống đưa đi kiểm định để có hướng xử lý đúng theo quy định của pháp luật.
Trước đó không lâu, ngày 6/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an TP Cần Thơ phối hợp với các ban, ngành của huyện Cờ Đỏ tiến hành kiểm tra Công ty TNHH MTV Chế biến lương thực Thiện Phát, ở xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ phát hiện cơ sở đang sơ chế bán lúa giống giả của nhiều thương hiệu; đồng thời cũng không có giấy phép bán lúa giống.
Lực lượng chức năng phát hiện thu 58,25 tấn lúa giống mang các nhãn hiệu trên. Ngoài ra, còn có 800 tấn lúa nguyên liệu đang chờ đóng gói của các hãng sản xuất lúa giống khác.
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất cả nước với lượng gạo xuất khẩu chiếm 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Mỗi năm ĐBSCL cần từ 400.000 - 500.000 tấn lúa giống nhưng các Trung tâm giống của các tỉnh và Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đáp ứng được 50%, nhu cầu. Số còn lại người dân tự để giống hoặc trao đổi với nhau nên chất lượng không đảm bảo.
Thiết nghĩ, các tỉnh ĐBSCL cần chỉ đạo ngành nông nghiệp, nhất là trung tâm giống của các địa phương phối hợp chặt chẽ để nhân giống cung cấp ra thị trường những giống lúa có chất lượng, hạn chế tình trạng giống lúa chất lượng thấp như hiện nay.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp sản xuất, kinh danh các giống lúa gống không đảm bảo chất lượng. Tuyên truyền cho người dân không mua, sử dụng các loại lúa giống không có nguồn gốc rõ ràng, chỉ mua lúa giống ở các đại lý có uy tín. Thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ địa phương trong lựa chọn lúa giống gieo cấy để đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.