Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 22 tháng 8 năm 2019 | 11:8

Dự án BT gần 10.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên: "Một mình một chợ"

Thái Nguyên đã “qua mặt” Chính phủ phê duyệt đề xuất Dự án BT gần 10.000 tỷ đồng, chưa thông qua chủ trương chuyển từ Dự án thành Đề án, chưa có quyết định chủ trương đầu tư nhưng đã khởi công 2/9 dự án.

20190713_033023.jpg

 bao-chinh-phu.jpgUBND tỉnh Thái Nguyên đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chưa đúng sự thật về sai phạm tại Dự án BT gần 10.000 tỷ đồng. 

 

UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện dự án không đúng quy trình, trình tự, thủ tục

 

Liên quan tới Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (Dự án sông Cầu), tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 làm chủ đầu tư theo hình thức BT, ngày 2/7/2019, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký Văn bản số 2570/UBND-TH gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo nội dung liên quan tới phản ánh của Báo Kinh tế nông thôn.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định, việc lập hồ sơ đề xuất dự án, phê duyệt đề xuất các dự án; lập, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đều được thực hiện chặt chẽ về trình tự thủ tục đúng quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ và Luật Đấu thầu năm 2013; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Thực tế, xin điểm qua một số ý sau:

Thứ nhất, chưa nói đến dự án thực hiện đúng hay sai nhưng nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng, nhân dân cả nước nói chung nhìn vào dự án thấy “chủ đầu tư là đơn vị lập đề xuất dự án cũng là đơn vị duy nhất dự sơ tuyển và trúng thầu một loạt 9 dự án gần 10.000 tỷ đồng” nên nghi ngờ có tiêu cực là có cơ sở và là điều dễ hiểu.

1.jpg

 2.jpgUBND tỉnh Thái Nguyên và chủ đầu tư đã khởi công, thi công 2/9 dự án vào ngày 25/12/2016 khi chưa có đánh giá tác động môi trường, chưa ký hợp đồng BT, chưa được HĐND tỉnh thông qua chủ trương đề xuất chuyển Dự án thành Đề án, đặc biệt, chưa có quyết định chủ trương đầu tư của HĐND tỉnh.

 

Thứ hai, UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định, việc lập hồ sơ đề xuất dự án, phê duyệt đề xuất các dự án; lập, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đều được thực hiện chặt chẽ về trình tự thủ tục đúng quy định là không đúng sự thật. Phải khẳng định, UBND tỉnh Thái Nguyên đang cố tình báo cáo Thủ tướng không đúng bản chất vấn đề.

Từ khâu phê duyệt đề xuất dự án, UBND tỉnh đã không báo cáo Thủ tướng theo quy định; khi HĐND tỉnh Thái Nguyên chưa thông qua chủ trương chuyển từ Dự án thành Đề án, chưa có quyết định chủ trương đầu tư nhưng UBND tỉnh Thái Nguyên đã tự ý tách từ 1 dự án thành 9 dự án, rồi tự phê duyệt đề xuất các dự án (phê duyệt đề xuất các dự án sau khi tự chuyển từ Dự án sang Đề án - PV); kéo theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, khởi công 2 dự án đều không đúng quy định.

Nói gọn lại, khi HĐND tỉnh Thái Nguyên chưa thông qua chủ trương chuyển từ Dự án thành Đề án, chưa có quyết định chủ trương đầu tư, thì tất cả khâu, các bước, những việc làm trước đấy của UBND tỉnh Thái Nguyên đều không đúng quy định.

 

"Một mình một chợ" 

Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8, đơn vị lập đề xuất dự án, cũng là đơn vị duy nhất dự sơ tuyển và trúng thầu một loạt 9 dự án gần 10.000 tỷ đồng.

21.jpg

Ngày 21/7/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản số 2511/UBND-TH về chủ trương giao nhà đầu tư lập đề xuất dự án.

Ngày 25/8/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 2190/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đề xuất Dự án đầu tư xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên.

Theo Quyết định số 2190/QĐ-UBND, Dự án sông Cầu thuộc dự án nhóm A.

Trình tự thủ tục thực hiện các bước tiếp theo của dự án nhóm A phải xin ý kiến Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn, quy mô đầu tư nên UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành chức năng và nhà đầu tư thực hiện các thủ tục để chuyển đổi Dự án đầu tư (Nhóm A) thành Đề án với 09 dự án nhóm B.

Ngày 12/10/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 2635/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên, làm cơ sở để lập đề xuất các dự án.

3.jpg
Đại diện UBND tỉnh Thái Nguyên đề nghị báo dừng thông tin và gỡ bài. Tuy nhiên, đề nghị này không có cơ sở và đã bị từ chối.

Chỉ 6 ngày sau, ngày 18/10/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành 09 Quyết định phê duyệt 09 đề xuất dự án. Trong ngày 18/10/2016, các đề xuất dự án đã được công bố trên mạng đấu thầu quốc gia.

Trên cơ sở quyết định phê duyệt 9 đề xuất dự án được duyệt, nhà đầu tư đã tổ chức lập 09 báo cáo nghiên cứu khả thi của 09 dự án trình các cơ quan chức năng thẩm định, trình UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt.

Ngày 11/11/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi 09 dự án. Rất nhanh, chỉ một ngày sau, ngày 12/11/2016, 09 dự án nói trên được UBND tỉnh Thái Nguyên công bố sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư trên mạng đấu thầu, thời gian sơ tuyển là 30 ngày.

Đến thời điểm đóng thầu, hết thời gian sơ tuyển (ngày 13/12/2016), chỉ có duy nhất một nhà đầu tư mua hồ sơ mời sơ tuyển và nộp hồ sơ dự sơ tuyển là Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco8.

Sau khi sơ tuyển, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ định thầu và đương nhiên Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco8 là nhà đầu tư duy nhất trúng một loạt 9 dự án với tổng vốn đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng khiến giới chuyên môn và dư luận khá lo ngại.

Rất nhanh chóng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký kết thỏa thuận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ngày 25/12/2016, chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã long trọng khởi công 2/9 dự án.

20190327_112602.jpg

 20190327_112537.jpgHậu quả làm "ẩu" của tỉnh Thái Nguyên là Dự án sông Cầu thi công chậm so với tiến độ, gây lãng phí, cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan khi 2 dự án chưa đủ điều kiện vẫn cho chủ đầu tư khởi công.

 

Như đã nói ở trên, dư luận lo ngại đã xảy ra tiêu cực. Cho rằng, chủ đầu tư đã “vẽ” ra một dự án “đồ sộ”, tổng mức đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Mức đầu tư này nhiều nhà đầu tư khác sẽ không đủ tài chính để tham gia. Lúc này, chủ đầu tư sẽ một mình một chợ…  Kéo theo đó, quỹ đất mà UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho công ty này là không hề nhỏ.

Đặc biệt, với thời gian làm “nhanh như chớp”, từ khi có văn bản giao nhà đầu tư lập đề xuất dự án ngày 21/7/2016, đến khi khởi công dự án ngày 25/12/2016, chỉ vẻn vẹn có 5 tháng 4 ngày. Đây cũng là một dấu hiệu bất thường.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

 

Ngày 21/7/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản số 2511/UBND - TH giao cho Liên doanh Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 lập đề xuất dự án theo hình thức đầu tư đối tác công tư PPP.

Theo Điểm H, Khoản 2, Điều 16, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì trong hồ sơ đề xuất dự án mà Liên doanh Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 lập thể hiện rất rõ dự án có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Như vậy, trước khi phê duyệt chủ trương đề xuất dự án, UBND tỉnh Thái Nguyên biết rất rõ đây là dự án thuộc nhóm A, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Khoản 2, Điều 17, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về Thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án thì UBND tỉnh Thái Nguyên phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng trước khi phê duyệt đề xuất dự án (tức báo cáo Thủ tướng Chính phủ-PV).

Tuy nhiên, ngày 25/8/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định số 2190/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đề xuất dự án khi chưa báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.  

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
Top