Nghị định về thanh toán bằng quỹ đất cho các dự án xây dựng - chuyển giao (dự án BT) sẽ được ban hành trong tháng 5/2019.
Ban hành nghị định về dự án BT trong tháng 5
Trong năm 2018, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các địa phương dừng thanh toán dự án BT bằng quỹ đất. Hàng trăm các dự án BT ở các địa phương trên cả nước đã phải dừng lại chờ nghị định hướng dẫn.
Tới đầu năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 160 những dự án được ký kết theo quy định của pháp luật trước ngày 1/1/2018 sẽ tiếp tục thanh toán theo hợp đồng, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật. Đây là cách thức “gỡ” cho các địa phương và nhà đầu tư triển khai dự án, đồng thời minh bạch hơn cho các dự án sau ngày 1/1/2018.
Nghị quyết 160 đã giải quyết cơ chế thanh toán cho các dự án BT đang triển khai. Tuy nhiên, với dự án BT mới, các địa phương vẫn gặp bất cập trong dùng quỹ đất thanh toán khi quy định về đấu thầu, đấu giá đất chưa có. Những dự án BT sau 1/1/2018 vẫn đang chờ một nghị định mới để gỡ khó.
Ban hành nghị định về dự án BT trong tháng 5/2019. (Ảnh: Báo Lao động) |
Ông La Văn Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý công sản cho biết: “Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện nghị định quy định về thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức BT theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và trình Chính phủ ban hành trong tháng 5/2019”.
Việc thực hiện Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ở các bộ, ngành, địa phương vẫn chậm do gặp một số khó khăn, vướng mắc. Báo cáo của Bộ Tài chính, mới có khoảng 50% bộ, ngành, địa phương ban hành tiêu chuẩn, định mức về sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị, nên gây ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản.
Một số bộ chuyên ngành như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo nên các Bộ, ngành, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Một số địa phương chưa ban hành kịp thời các văn bản phân cấp thẩm quyền, vẫn tiếp tục sử dụng quy định phân cấp đã ban hành trước thời điểm Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành nên dẫn đến sai thẩm quyền khi quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý tài sản công, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Để tháo gỡ vướng mắc trên Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới sẽ tiến hành tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để đề xuất sửa đổi, bổ sung… các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của luật và các văn bản quy định chi tiết thi hành.
Bên cạnh đó, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, HĐND cấp tỉnh khẩn trương ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công theo quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng, ban hành kịp thời tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.