Dự án nhà máy thép nghìn tỉ được bán... hơn 205 tỉ đồng
Sau 11 vòng trả giá, đại diện Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân (đóng tại tỉnh Bình Định) đã thắng cuộc đấu giá với mức trả giá là 205.765.800.000 đồng.
Sáng 26/4, tại trụ sở UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Công ty Đấu giá hợp danh Hồng Lĩnh tổ chức phiên đấu giá toàn bộ thiết bị, máy móc và các công trình xây dựng hiện có trên đất (thuê) của Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh.
Công ty Đấu giá hợp danh Hồng Lĩnh là đơn vị hợp đồng với Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh đứng ra tổ chức phiên đấu giá này.
Có 23 đơn vị doanh nghiệp tham giá đấu giá số tài sản trên. Giá khởi điểm của số tài sản được đưa ra đấu giá là 108.765.800.000 đồng. Bước giá của mỗi vòng trả giá là 300.000.000 đồng.
Sau 11 vòng trả giá, đại diện Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển kho bãi Nhơn Tân (đóng tại tỉnh Bình Định) đã thắng cuộc đấu giá với mức trả giá là 205.765.800.000 đồng.
Trước đó, Báo Kinh tế nông thônđã thông tin, Nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi do Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh làm chủ đầu tư. Hai cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH Vạn Lợi (Ba Đình, Hà Nội) góp vốn 64% và Công ty Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (Đống Đa, Hà Nội) góp 34%.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng, được xây dựng trên vùng đất rộng 25,8ha tại Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Dự án được triển khai theo hình thức các ngân hàng hùn vốn với mức độ ngân hàng cho vay 85% (trên tổng mức đầu tư dự án) và chủ đầu tư là 15%.
Theo chứng nhận đầu tư, trong giai đoạn 1 thực hiện dự án, có 3 ngân hàng tham gia cho Công ty Gang thép Hà Tĩnh vay vốn và đã giải ngân gần 1.000 tỉ đồng. Trong đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) hơn 600 tỉ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gần 50 tỉ đồng và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 70 tỉ đồng.
Năm 2008, dự án Nhà máy thép Vạn Lợi được khởi công với công suất dự kiến 500.000 tấn/năm.
Theo cam kết của chủ đầu tư, tháng 8/2010, dự án sẽ cho ra thương phẩm đầu tiên, kết thúc giai đoạn 1 đầu tư. Tuy nhiên, do trục trặc về nguồn lực tài chính của chủ đầu tư, việc thi công dự án Nhà máy thép Vạn Lợi bị bỏ dở từ năm 2010.
Tài sản còn lại cũng là tài sản thế chấp ngân hàng của Nhà máy thép Vạn Lợi được định giá hơn 108 tỉ đồng.
Sau nhiều năm chủ đầu tư không có phương án tháo gỡ, vào tháng 5/2015, tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định thu hồi đất, thu hồi giấy chứng nhận giấy phép đầu tư Nhà máy thép Vạn Lợi, đồng thời yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý việc thanh lý dự án, tháo dỡ máy móc, thiết bị.
Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh nhận được hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp dân sự giữa đơn vị chủ đầu tư và bên ngân hàng cho vay. Trong quá trình thụ lý vụ việc, do đương sự đã đạt được thỏa thuận nên tòa án chuyển toàn bộ hồ sơ cho Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh giải quyết theo thẩm quyền.
Đầu năm 2019, Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Kỳ Anh đã hợp đồng với Công ty cổ phần Giám định và Thẩm định Phương Đông (Hà Nội) để thẩm định giá trị còn lại của Nhà máy thép Vạn Lợi. Kết quả thẩm định giá trị còn lại của nhà máy thép này là 108.765.800.000 đồng, đây cũng là giá khởi điểm khi đem số tài sản trên ra bán đấu giá.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.