Những ngày qua, liên quan đến việc tích nước của Nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1 (Thanh Hóa) khiến nhiều ô tô, máy xúc và các vật dụng khác bị nhấn chìm dưới lòng hồ, theo chủ đầu tư, đơn vị đã được chấp thuận chủ trương tích nước.
Ông Lê Đức Hùng, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom, chủ đầu tư dự án thủy điện Cẩm Thủy 1), cho biết, 7 giờ ngày 23/11, tại thời điểm tiến hành tích nước, Intracom đã hoàn thiện các cơ sở pháp lý văn bản báo cáo tới các sở ngành, địa phương để tiến hành tích nước thủy điện.
Trong khi đó, phương án vận hành hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 đã được Bộ Công Thương, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt; phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du của thủy điện.
Trước đó, công trình thủy điện Cẩm Thủy 1 đã được Trung tâm Kiểm định chất lượng xây dựng thuộc Sở Xây dựng Thanh Hóa tiến hành kiểm định chất lượng công trình; Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đồng ý nghiệm thu đưa vào sử dụng vận hành.
Ngày 27/9, UBND tỉnh Thanh Hóa có Công văn số 11878/UBND-CN về việc chấp thuận chủ trương tích nước tại hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1.
Ngày 17/11, Intracom có Văn bản số 560/CV-CT4 gửi UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Cẩm Thủy, UBND các xã Cẩm Bình, Cẩm Lương, Cẩm Thành và Cẩm Thạch thông báo về kế hoạch tích nước của thủy điện.
"Trước khi tích nước, công ty đã cử người đi kiểm tra vùng lòng hồ và khu vực mỏ cát 121 không còn máy móc, thiết bị nào nằm trong vùng lòng hồ. Đến ngày 24/11, Intracom phát hiện thấy các máy móc, thiết bị vào khu vực mỏ cát 121 nằm trong vùng lòng hồ thủy điện", chủ đầu tư cho biết thêm.
Trước đó, Báo Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, những ngày gần đây, tại bãi Gò Khai, xã Cẩm Thành, mỏ cát 121, được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép cho Công ty TNHH hai thành viên Thái Dương 68 khai thác cát tại khu vực này, trong khi thủy điện tích nước để phục vụ sản xuất điện, nhiều xe tải, máy múc của Công ty Thái Dương bị nhấn chìm trong nước.
Vị trí khai thác mỏ cát nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện đã được Sở Công Thương xác định ranh giới và UBND huyện đã có thông báo thu hồi đất để phục vụ dự án.
Tháng 5/2017, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn chỉ đạo UBND huyện Cẩm Thủy thu hồi đất thuộc mỏ cát 121; về phía Công ty Thái Dương, yêu cầu bồi thường máy móc, thiết bị khai thác cát, sỏi hoặc cấp vị trí mỏ mới cho công ty. UBND huyện Cẩm Thủy đã nhiều lần kiến nghị cấp trên nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Được biết, ngày 27/11, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra công văn khẩn gửi các Sở Công Thương, Sở TN&MT, UBND huyện Cẩm Thủy, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) kiểm tra xác minh sự việc, kiểm tra việc tích nước hồ chứa khiến một số phương tiện bị ngập chìm trong nước, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/11.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.