Trường Mầm non tư thục (MNTT) Bông Sen bị Cục Thi hành án dân sự Phú Yên (CTHADS-PY) kê biên đưa ra bán đấu giá “Tài sản có trên đất” đã chấm dứt hiệu lực pháp luật vào ngày 22/01/2013 tại “Thông báo giải chấp” của Ngân hàng Đông Á - CN Phú Yên.
Tuy nhiên, hơn một năm sau, Phú Yên có nhiều quyết định chưa đúng quy định khi dựa trên Báo cáo số 582/BC-STNMT ngày 27/12/2013 của Sở TN&MT.
Kỳ I: Dấu hiệu hình sự?
Từ ngày 18/01/2013, ông Đào Đức Ni là người mua trúng đấu giá: “Tài sản có trên đất” đã được bàn giao và ông đứng ra tiếp nhận toàn quyền sử dụng tài sản này.
Việc đầu tư giá trị vào đất còn lại của 5.167,5m² và QSDĐ đối với diện tích này thuộc pháp nhân của Trường MNTT Bông Sen.
Né tránh chỉ đạo
Sau khi ông Ni trúng đấu giá “Tài sản có trên đất”, đại diện tư cách pháp nhân Trường MNTT Bông Sen là bà Lương Thị Tuyết Vi nhiều lần thương thảo trực tiếp với ông Ni về việc “Người có QSDĐ”, “Người có tài sản trên đất” cùng hợp tác, đầu tư Trường MNTT Bông Sen.
Tháng 9/2013, giữa ông Ni và bà Vi đi đến thỏa thuận với 4 nội dung cơ bản, có lợi cho cả đôi bên, pháp nhân của Trường MNTT Bông Sen vẫn giữ nguyên và phát triển theo hướng tích cực.
Sau đó, ông Ni nói là chờ xin ý kiến của “sếp” (?!).
Ông Lê Ngọc Tính, lúc này là Phó chủ tịch UBND huyện Phú Hòa, chủ trì phiên họp hòa giải sáng 25/9/2013, với đủ các thành phần chức năng của tỉnh và huyện. Cuộc họp không có thư ký, không ghi biên bản, không ai ký tên, lại có ý kiến kết luận “miệng” của chủ trì, bơm năng lượng để ông Ni quay 180 độ, đứng ra “Tranh chấp QSDĐ với Trường MNTT Bông Sen”.
Ngày 20/11/2013, UBND tỉnh Phú Yên có Công văn số 4113/UBND-NC, giao Sở TN&MT xác định rõ: Bà Vi hay ông Ni, ai là người có quyền sử dụng 5.167,5m² đất hợp pháp?
Sở TN&MT đã làm ngược với Văn bản 4113 và dựa vào Báo cáo số 210/BC-UBND, ngày 04/11/2013 của UBND huyện Phú Hòa “V/v giải quyết theo đơn yêu cầu của ông Đào Đức Ni”.
Vấn đề trên, Sở TN&MT lại đưa ra Điều 38, Luật Đất đai 2003, tại khoản 2 quy định: Tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc đất từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất có thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không có nhu cầu sử dụng đất.
Sở TN&MT dựa vào quy định chung trên áp cho Trường MNTT Bông Sen là không có căn cứ pháp luật, bởi: Sau ngày Ngân hàng Đông Á “Thông báo giải chấp” (22/01/2013) và CTHADS-PY có Công văn số 75 ngày 22/02/2013 xác nhận: Trường MNTT Bông Sen đã hoàn thành nghĩa vụ thi hành án đối với Ngân hàng Đông Á và mọi giao dịch về tài chính sẽ chấm dứt từ đây, không liên quan đến Điều 38. Hơn nữa, Điều 38 đến thời điểm UBND tỉnh có Quyết định 1563 ngày 29/09/2014 đã bị Nghị định 43/CP ngày 05/05/2014 thay thế tại khoản 3, Điều 32.
Nhào nặn báo cáo
Từ khi Báo cáo số 582 ngày 27/12/2013 ra đời, Sở TN&MT chính thức đưa vào các văn bản trình UBND tỉnh, cụm từ “Tài sản có trên đất” thành “Tài sản gắn liền với đất” cho Trường MNTT Bông Sen.
Từ hành vi trên, Sở TN&MT đề nghị UBND tỉnh thu hồi 5.167,5m² đất do Trường MNTT Bông Sen quản lý sử dụng (không bị kê biên bản đấu giá QSDĐ) là không có cơ sở pháp lý, bởi: Trước đây, UBND tỉnh Phú Yên chưa có bất cứ quyết định nào giao đất cho Trường MNTT Bông Sen, nay thu hồi là không có căn cứ pháp luật. Hiệu lực pháp luật là quyết định cấp giấy chứng nhận QSDĐ 5.167,5m² cho Trường MNTT Bông Sen mang số hiệu AE 226077, ngày 28/12/2006, được Nhà nước bảo hộ tại Điều 26, Luật Đất đai 2013.
Sở TN&MT còn trích dẫn tại Điều 28 của Thông tư số 17/2009/BTNMT ngày 21/10/2009 “Quy định về giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Sở TN&MT đem quy định chung này áp dụng cho việc thu hồi QSDĐ của Trường MNTT Bông Sen: “Tổ chức đã thực hiện việc xử lý QSDĐ, tài sản gắn liền với đất đã thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất, hoặc kê biên bán đấu giá QSDĐ, tài sản gắn liền với đất để thi hành án theo quy định của pháp luật có trách nhiệm nộp thay người được nhận QSDĐ một bộ hồ sơ gồm có (a,b,c,d). Và Sở TN&MT đi đến khẳng định: “Như vậy, nhà nước sẽ xem xét giao đất hoặc cho thuê đất cho người mua trúng đấu giá” (tức ông Ni). Toàn bộ quy định này, nếu chiết tính ra có tới 7-8 nội dung; Trường MNTT Bông Sen nằm trong nội dung “Thế chấp QSDĐ” gắn liền với “Tài sản có trên đất” hình thành trong tương lai là: Công trình xây dựng khối nhà A1 và cây xanh trên đất của Trường MNTT Bông Sen, cả đôi bên (Ngân hàng Đông Á + Trường MMTT Bông Sen) và CTHADS-PY, thống nhất định giá “Tài sản có trên đất”; và toàn bộ tài sản này được thể hiện tại “Chứng thư thẩm định giá” ngày 07/12/2011 của SASC-PY. Như vậy, ở đây đã thể hiện rõ 2 nội dung: “QSDĐ” không bị kê khai, “Tài sản có trên đất” bị kê khai.
Thông báo bán đấu giá ngày 08/10/2012, được SASC-PY đăng thông tin liên tục trên báo Tuổi trẻ và niêm yết công khai tại nơi tài sản tọa lạc, tại SASC-PY, ghi rõ: “Tài sản bán đấu giá: Công trình xây dựng (khối nhà A1), cây xanh trên đất của Trường MN TT Bông Sen”, với giá khởi điểm từ hơn 5 tỷ đồng, qua nhiều lần giảm giá xuống còn 4 tỷ đồng (lấy số tròn); ông Ni mua trúng đấu giá trên giá khởi điểm gần 100 triệu đồng. Việc này, cho thấy: So với tiền vay qua thế chấp tại Ngân hàng Đông Á, tiền bán “Tài sản có trên đất” tại Trường MNTT Bông Sen cao gấn gấp đôi, đã được Đông Á “giải chấp” (QSDĐ không bị kê biên bán đấu giá). Cho nên, QSDĐ tại giấy chứng nhận QSDĐ mang số hiệu AE226077 ngày 28/12/2006 của Trường MH TT Bông Sen vẫn còn giá trị pháp lý và hiệu lực pháp luật.
Báo cáo 582 ngày 27/12/2013 của Sở TN&MT PY không đủ cơ sở pháp lý, không có căn cứ pháp luật để phủ nhận QSDĐ 5.167,5m² của Trường MNTT Bông Sen. Hơn nữa, tại Điều 28 của Thông tư số 17/2009/BTNMT ngày 21/10/2009 cũng đã bị Điều 32 của Nghị định 34/CP thay thế, nên Báo cáo 582 vô hiệu...
Kỳ II: Vi phạm pháp luật ?
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.