Không phải ngẫu nhiên mà Đức Thọ được tỉnh Hà Tĩnh chọn làm huyện điểm để xây dựng huyện nông thôn mới.
Ngoài đặc điểm là huyện thuần nông, có lẽ lý do quan trọng nhất để Đức Thọ được chọn là nhờ truyền thống đi đầu, chinh phục cái mới trong mọi phong trào của cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây.
Với phương châm nắm chắc từng tiêu chí, chắc từng bước đi, phong trào xây dựng NTM ở Đức Thọ đã trở thành chương trình hành động lan tỏa tới mỗi người, mỗi gia đình, thôn xóm. Đến nay, Đức Thọ luôn là địa phương dẫn đầu Hà Tĩnh về xây dựng NTM.
Là huyện thuần nông, không có những lợi thế để tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, do đó, thu nhập bình quân đầu người ở Đức Thọ chỉ đạt mức trung bình. Nhưng không vì thế mà các phong trào tại địa phương này lại thua kém, ngược lại, luôn phát triển vượt bậc so với các địa phương khác trong tỉnh, đặc biệt là phong trào xây dựng NTM. “Xây dựng NTM là trách nhiệm của toàn dân. Chính vì vậy, chỉ khi ở đâu cán bộ nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy được sức mạnh của toàn dân thì ở đó mới có điều kiện về đích NTM”, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Võ Công Hàm khẳng định.
Ngoài điểm chung là việc thành lập các ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân, tổ chức, ở Đức Thọ còn có một thế mạnh riêng, đó là khí chất, tấm lòng, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và cả sự nỗ lực vươn lên chinh phục cái mới của con người nơi đây, không hổ danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Điều này được thể hiện từ những ngày đầu thực hiện xây dựng NTM, khi người dân đã tin tưởng vào chủ trương đúng đắn này, cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân đã tạo thành khối đoàn kết, nhất quán từ trên xuống dưới, từ cán bộ đến nhân dân đồng nhất vào cuộc, đem lại hiệu quả cao.
Những con số thuyết phục sau đây đã phần nào minh chứng cho sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và người dân Đức Thọ. Năm 2017, huyện đăng kí 9 xã thì cả 9 xã đạt chuẩn NTM là: Đức Hòa, Đức Nhân, Bùi Xá, Đức Lạc, Đức Lâm, Đức Long, Đức Tùng, Đức An, Đức Đồng, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên con số 20, đạt 74%, tăng 34,7% so với năm 2016 (so với bình quân chung của tỉnh tỷ lệ đạt chuẩn là 46% và cả nước là 31%). Huyện hoàn thành 88/75 (60/75 tiêu chí đăng ký và 28 tiêu chí ngoài đăng ký), nâng tổng số tiêu chí đã đạt 462/540 tiêu chí, tương đương 85,5%; chỉ đạo thực hiện xây dựng khu dân cư kiểu mẫu tại 86 thôn, trong đó, 27 thôn đạt 100%; 69 thôn đạt từ 50-60% (10 thôn đạt 100% nằm ngoài kế hoạch).
Trong năm 2017, Đức Thọ thành lập 111 mô hình kinh tế, 42 hợp tác xã và tổ hợp tác, 22 doanh nghiệp; tổng nguồn vốn huy động đạt 410.979 triệu đồng...
Dòng chảy hiền hòa, mát ngọt của dòng sông La không chỉ sinh ra những con người tuấn kiệt, hiền tài ở mọi lĩnh vực làm rạng danh quê hương xứ sở bao đời nay, mà giờ đây, những người con quê hương Đức Thọ ở khắp mọi miền đất nước luôn sẵn sàng đóng góp, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn. Đó là lý do để trong công cuộc xây dựng NTM hôm nay, Đức Thọ là địa phương huy động kinh phí từ con em xa quê nhiều nhất tỉnh.
“Để có được những thành công như ngày hôm nay đến thời điểm hiện tại, với 20 xã đạt chuẩn, kinh nghiệm lớn nhất của huyện Đức Thọ là sự đoàn kết thống nhất cao trong cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu, cán bộ bám cơ sở. Đức Thọ đã biết khơi dậy và kết hợp sức mạnh tổng hợp trong nhân dân, dựa vào quần chúng và sử dụng hiệu quả huy động nguồn lực trong nhân dân. Những chủ trương, chính sách luôn được tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân, để bà con thấy đó là việc của mình, đem lại lợi ích cho chính mình”, ông Võ Công Hàm chia sẻ.
Anh Bình - Trà Giang
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.