Việc nhiều đối tượng lợi dụng dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp để bán kit test nhanh không rõ nguồn gốc, không chỉ vi phạm pháp luật mà còn để lại hậu quả vô cùng lớn nếu người dùng nhiễm Covid-19 nhưng test âm tính, khiến dịch lây lan ra cộng đồng.
Bắt nhiều vụ bán kit test nhanh không nguồn gốc
Ngày 3/8, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện P.A.T (SN 1992; trú tại Giang Sàng, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đang giao các bộ kit test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ tại khu đô thị Cipucha. Ngay sau đó, T. được yêu cầu đưa hàng hóa về trụ sở công an để xác minh làm rõ.
Qua điều tra và kiểm đếm, bước đầu xác định lô hàng có 1.000 bộ test nhanh Covid-19. Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận, số hàng trên được thu mua gom về qua đường tiểu ngạch của nhiều nước, không có hóa đơn chứng từ, không được các cơ quan y tế cấp phép lưu hành.
Giá đến tay người tiêu dùng từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/hộp, nếu bán trót lọt lô hàng trên T. sẽ lãi hàng trăm triệu đồng. Hiện, công an quận Bắc Từ Liêm đã tạm giữ số hàng hóa trên để điều tra xử lý theo quy định.
Trước đó, trong tháng 6/2021, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội cũng đã bắt nhiều vụ bán test nhanh Covid-19. Điển hình, ngày 7/6, Đội Quản lý thị trường số 13 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế (Công an quận Cầu Giấy) kiểm tra xe ô tô đỗ tại tòa nhà Tràng An Complex (số 1 Phùng Chí Kiên) phát hiện 400 hộp dụng cụ xét nghiệm nhãn hiệu Q Standard Covid-19 Ag Home Test do nước ngoài sản xuất không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, chủ xe không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng. Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ra Quyết định xử phạt hành chính với số tiền 60 triệu đồng đối với đối tượng vi phạm
Ngày 3/6, Đội Quản lý thị trường số 1 kiểm tra Công ty CP Tổng hợp Lâm Khang tại số 151 C3 Khu Đô thị Đại Kim, (quận Hoàng Mai) phát hiện 29 hộp test thử nhanh Covid-19 nhãn "Testsealabs COVID-19 Antigen Test Cassetle". Mặt sau vỏ hộp ghi "HANGZHOU TESTSEA BIOTECHNOLOGY CO.LTD CHINA". Chủ cơ sở không xuất trình được các hóa đơn chứng từ hợp pháp và khai nhận đã mua trôi nổi trên Internet.
Tại Phú Yên, chiều ngày 29/7, trong lúc đang thực thi nhiệm vụ tuần tra bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống dịch Covid-19, tổ công tác phát hiện Nguyễn Thị Xuân Hương, ở khu phố 1, phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa đang đi rao chào, bán dạo bộ kit test nhanh xét nghiệm Covid-19 tại khu vực bến xe phía Nam TP Tuy Hòa ở phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa.
Tiến hành kiểm tra hành chính, tổ công tác tạm giữ 50 bộ kit test nhanh, có nhãn hiệu SGTi-Flex Covid-19 Ag do Hàn Quốc sản xuất. Hương không cung cấp được các loại giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, toàn bộ hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Hậu quả không lường
Theo quy định kit test nhanh Covid-19 khi lưu hành tại Việt Nam phải được Hội đồng thẩm định, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) cấp phép. Đây là loại kit test được làm để người dân dễ dàng sử dụng, tuy nhiên loại kit test gì, chất lượng ra sao phải được cơ quan quản lý dược phẩm cấp phép mới đảm bảo an toàn.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, người dân không nên tự ý mua kit xét nghiệm được rao bán trên mạng xã hội về sử dụng. Cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý việc buôn bán tràn lan kit xét nghiệm nhanh Covid-19 trên mạng xã hội. Nếu để tình trạng này tồn tại sẽ rất nguy hiểm.
Việc bán tràn lan kit xét nghiệm nhanh trôi nổi, không rõ nguồn gốc sẽ không có ai đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, nếu dùng sai cách dẫn tới nhận định sai, sinh ra tâm lý lo lắng hoặc chủ quan không đúng với hiện trạng sức khoẻ sẽ rất nguy hiểm. Các chuyên gia dịch tễ học cũng khuyến cáo người dân không nên tự ý mua kit xét nghiệm được rao bán trên mạng xã hội về sử dụng.
Ông Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, các sinh phẩm, kit xét nghiệm Covid-19 muốn nhập khẩu Việt Nam phải được Hội đồng thẩm định, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) thẩm định và cấp phép mới được lưu hành. Việc kit xét nghiệm nhanh Covid-19 rao bán tràn lan có thể là giả, khi thử có thể cho kết quả không đúng. Như vậy, khi xét nghiệm không những không phát hiện ra bệnh mà còn có nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân không nên mua các bộ thử nhanh Covid-19 về tự xét nghiệm.
Lời cảnh báo tới người tiêu dùng
Ngày 3/8, Bộ Công thương cho biết, qua thông tin thu thập từ hoạt động quảng cáo, các bộ kit này cho kết quả nhanh, việc lấy mẫu cũng được người bán quảng cáo là "cực kỳ dễ dàng"… Tuy nhiên, các kit test trên chủ yếu là hàng trôi nổi hoặc là hàng xách tay không có hóa đơn chứng từ, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. Bộ Công thương khuyến cáo người tiêu dùng nên mua kit test nhanh có tên trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép.
Trước đó, ngày 1/8, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân không nên mua các bộ test nhanh được rao bán trên mạng, không có tên trong danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Trên thị trường có nhiều loại test nhanh đang bán trên thị trường có độ nhạy thấp, kết quả không chính xác. Người dân khi thử ra kết quả âm tính sẽ mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Do đó, để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công thương.
Các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin như: Thông tin về chủ sở hữu website (Tên đơn vị bán hàng, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế …), thông tin về điều kiện giao dịch chung, các chính như đổi trả hàng và hoàn tiền, chính sách giao nhận, vận chuyển, thanh toán, bảo mật thông tin cá nhân người tiêu dùng.
Người dùng nếu mua online, chỉ mua sản phẩm Kit test Covid-19 ở các đơn vị là các cửa hàng thuốc có uy tín, đã được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành.
Nếu mua hàng qua các mạng xã hội, cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thông tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ ràng, các đơn vị là các cửa hàng thuốc được cấp phép và các mặt hàng nằm trong danh mục được phép lưu hành, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage không có thông tin người bán và không có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thông tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn, chỉ bán hàng online chứ không có cửa hàng cụ thể.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.