Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2020 | 8:8

Dũng Tiến: Đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Những năm gần đây, xã Dũng Tiến cùng với nông dân địa phương tập trung đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu câu trồng, từng bước đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó giúp giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xác định việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là một trong những bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu lao động.
 
100% diện tích cấy lúa trên địa bàn xã được bằng máy, thay thế sức người.
100% diện tích cấy lúa trên địa bàn xã được bằng máy, thay thế sức người.
Vì vậy, những năm qua, xã Dũng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng đã tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Khuyến khích hộ dân trong xã mạnh dạn đầu tư mua các loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đồng thời tích cực xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện áp dụng cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.
 
Nhờ đó, nhân dân trong xã đã đầu tư các loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Hiện nay, toàn xã có 7 máy gặt đập liên hợp; 25 máy làm đất. Theo đó tỷ lệ áp dụng cơ giới hoá vào đồng ruộng của Dũng Tiến đạt khoảng 95%, 100% diện tích được làm đất, gặt lúa bằng máy.
100% diện tích được lật đất bằng máy móc.
100% diện tích được lật đất bằng máy móc.
Năm 2020, xã Dũng Tiến có diện tích sản xuất nông nghiệp 651 ha, trong đó trồng màu 311 ha; NTTS 30,6 ha; trang trại 16ha; còn lại là diện tích cấy lúa. Việc áp dụng cơ giới hoá, quy vùng sản xuất tập trung đã tạo điều kiện nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, giải phóng sức lao động của người dân. Theo báo cáo của UBND xã Dũng Tiến thì năng xuất lúa năm 2020 đạt cao, trung bình vụ chiêm đạt 2,6 – 2,7 tạ/sào; vụ mùa đạt 2,2 – 2,4 tạ/sào, so với trước đây năng xuất cao hơn 25% (trước đây 1,5 – 1,6 tạ/sào).
 
Cũng nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo đà cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, mà hiện nay đi đến đâu, đến cánh đồng nào của xã Dũng Tiến cũng cảm nhận thấy không khí hối hả, tấp lập của người dân thi đua sản xuất.
 
Người nông dân vui mừng khi nông sản được giá.
Người nông dân vui mừng khi nông sản được giá.
Nông dân Phạm Trí Hiền, thôn An Bồ, xã Dũng Tiến phấn khởi nói: “Năm nay được mùa, vụ vừa rồi nhà tôi trồng 1 mẫu dưa cho thu hoạch 50 triệu đồng. Sau khi phá dưa đi tôi tiếp tục trồng 4 sào ớt, 4 sào su hào, rau cải… Hiện tại giá ớt năm nay cao hơn nhiều so với cùng kỳ khoảng 7 lần, thời điểm này giá ớt được trên 40.000đ/kg. Tính bình quân mỗi năm, trừ các chi phí gia đình tôi thu nhập về khoảng 170 triệu đồng/năm”.
Những thửa ruộng sau chuyển đổi sang trồng màu cho thu nhập cao.
Những thửa ruộng sau chuyển đổi sang trồng màu cho thu nhập cao.
Cũng chung niềm vui khi giá ớt được cao, cây ớt sinh trưởng tốt, thời tiết thuận lợi, bà Phạm Thị Chọt, xã Dũng Tiến cho biết, tôi làm ruộng chỉ có một mình lủi thủi suốt ngày ngoài đồng, được cái bây giờ làm ruộng nhàn lắm, máy móc thay thế sức người, xe kéo đến đầu bờ để thu hoạch, nước bơm vào tận ruộng, vì vậy việc chăm sóc cây trồng cũng thuận tiện hơn cho nông dân. Năm nay giá thành quả ớt lại cao, nên người nông dân cũng phấn khởi hẳn.
 
Xã Dũng Tiến luôn khuyến khích người dân đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, quy những vùng trồng màu, tăng năng xuất trên cùng 1 diện tích.
Xã Dũng Tiến luôn khuyến khích người dân đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, quy những vùng trồng màu, tăng năng xuất trên cùng 1 diện tích.
Ông Phạm Trung Tiến, Chủ tịch UBND xã Dũng Tiến chia sẻ: “Để tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trên địa bàn, xã Dũng Tiến tích cực xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy hoạch 60 ha trồng cây vào năm tới. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư xây dựng hạ tầng, kiên cố hoá các tuyến đường trục chính, các tuyến mương nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi đưa máy móc vào phục vụ sản xuất. Xã cũng khuyến khích các hộ nông dân đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Từ khi đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng đã tạo đà tăng thu nhập cho người dân nói riêng và địa phương nói chung được nâng lên rõ rệt. Những năm gần đây địa phương đã tích cực hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt qua 10 năm xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn được thay đổi, đồng ruộng được quy hoạch lại rất thuận tiện cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Tính đến hết năm 2020, bình quân thu nhập 52 triệu đồng/người/năm”.
 
Như vậy có thể thấy, việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện đúng lịch thời vụ, khắc phục tình trạng thiếu nhân công vào thời điểm chính vụ. Người dân đã thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất truyền thống, thủ công chuyển sang hình thức sản xuất tập trung, mẫu lớn, liền vùng, liền thửa. Từ đó giúp tăng lợi nhuận cho bà con nông dân, tăng sức cạnh tranh đối với sản phẩm, từng bước khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của địa phương. Đây cũng là hướng đi giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
 
 
 
Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top