Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 30 tháng 4 năm 2017 | 2:23

Dương Huy tiến tới NTM kiểu mẫu

Bộ mặt nông thôn xã Dương Huy (TP. Cẩm Phả, Quảng Ninh) đã có nhiều đổi thay. Hệ thống chính trị được củng cố; thu nhập bình quân năm 2016 đạt 35,8 triệu đồng/người, tăng 2,9 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,22%, giảm 12,9 lần. Đó là  khẳng định về những “cái được” sau khi hoàn thành Chương trình XDNTM của ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Dương Huy.

* Tổng lực đầu tư 343,409 tỷ đồng nhưng không có nợ đọng

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Dương Huy (người bên trái) đang trao đổi với phóng viên.

Là xã miền núi, vùng sâu vùng xa, nằm ở phía Bắc của TP.Cẩm Phả, Dương Huy có diện tích tự nhiên 4.699,67ha, dân số 3.476 người; phần lớn là đồng bào Sán Dìu, Dao, Hoa, Tày, Sán Chỉ, Mường, Nùng… Trình độ nhận thức, dân trí của người dân không đồng đều, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại, sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, người dân chưa nhạy bén trong việc phát triển kinh tế… Chưa kể, Dương Huy cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các công trình, dự án như: dự án đường dây 500kV Quảng Ninh - Mông Dương, dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn khiến  diện tích đất trở nên manh mún, ảnh hưởng không nhỏ đến vùng sản xuất và môi trường của địa phương.

Mặc dù triển khai XDNTM trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn nhưng Dương Huy nhận được sự đầu tư, quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Thành ủy và UBND TP.Cẩm Phả cùng với sự quyết tâm vào cuộc của Đảng ủy, HĐND, UBND xã và sự phối hợp chặt chẽ từ các ban ngành, đoàn thể, sự ủng hộ nhiệt tình từ phía các đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân. Nhờ đó, xã đã huy động tối đa mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng. Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, doanh nghiệp phụ trách hỗ trợ, xây dựng các công trình phúc lợi, còn người dân thì hiến đất, đóng góp ngày công lao động…

Trong hơn 5 năm qua, tổng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp đạt trên 30 tỷ đồng, tiền mặt và ngày công lao động từ phía nhân dân trên 2,6 tỷ đồng. Đến nay, 100% đường trục thôn, liên thôn, đường trục chính nội đồng trên địa bàn đều được bê tông cứng hóa; 100% số hộ gia đình có nhà kiên cố, được sử dụng điện lưới thường xuyên, an toàn từ các nguồn; 96,5% hộ được sử dụng nước sạch, có hệ thống tiêu thoát nước thải, chất thải sinh hoạt an toàn đảm bảo hợp vệ sinh. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế có thẻ bảo hiểm y tế đạt 86%; 100% các nhà văn hóa thôn và nhà văn hóa trung tâm đều được kết nối internet kèm theo đầy đủ các công trình phụ trợ, trang thiết bị âm thanh, loa máy, khánh tiết, đáp ứng tốt về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Hiện, xã có 3/4 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và mức độ II (còn lại Trường Tiểu học Tha Cát hiện đang hoàn thiện hồ sơ).

Để tiến tới NTM kiểu mẫu, bên cạnh hoàn thiện, giữ vững và nâng cao các tiêu chí, Dương Huy còn chú trọng việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhất là trong lựa chọn sản phẩm chủ lực đi kèm những chính sách hỗ trợ sản xuất như: ưu đãi tín dụng, đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn để nâng cao hiệu quả sản xuất. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi, kết hợp vườn, rừng với những cây - con chủ lực như: cam, thanh mai, chanh, bưởi, hồng, dê, bò, trâu, lợn, thủy sản nước ngọt…, từ đó xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP như: trâu Dương Huy, cam Dương Huy.

Chia sẻ về kinh nghiệm hoàn thành XDNTM, ông Thưởng nói: “Tổng nguồn lực đầu tư là 343,409 tỷ đồng nhưng xã không nợ đọng trong xây dựng các công trình. Mục đích XDNTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn, do đó, cần phải nâng cao dân trí, trình độ sản xuất, giúp bà con nhận thức đúng đắn, xác định được vai trò chủ thể của mình. XDNTM phải đạt 19 tiêu chí và 39 chỉ tiêu một cách đồng bộ, có lộ trình, không thể nóng vội chạy đua theo thành tích dẫn đến nợ công, sai lệch với mục đích ý nghĩa của chương trình. Trong quá trình triển khai XDNTM, từng địa phương cần phải đánh giá các yếu tố đặc thù của từng vùng miền, cân đối nguồn lực để đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng có hiệu quả”.

Trọng nghĩa

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top