Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 4 năm 2018 | 14:3

Giao Thủy - huyện thứ 50 đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Giao Thủy (Nam Định) là huyện thứ 50 của cả nước đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Quyết định công nhận Giao Thủy đạt chuẩn huyện NTM năm 2017 vừa được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia ký sáng 16/4.

 

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng của nông dân xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)



Giao Thủy là huyện thứ 50 của cả nước và là huyện thứ 5/10 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Nam Định đạt chuẩn nông thôn mới. Trước đó, các huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường, cũng đã được công nhận đạt chuẩn này. 

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2014, Giao Thủy mới có 2 xã đạt chuẩn là Giao Hà và Bạch Long. Đến nay, 20/20 xã của huyện đều đạt chuẩn xã nông thôn mới theo tiêu chuẩn mới tại Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Tổng kinh phí huy động xây dựng nông thôn mới của Giao Thủy trong 8 năm qua là hơn 2.159 tỷ đồng, trong đó vốn đóng góp của cộng đồng dân cư chiếm gần 19%, vốn vay tín dụng hơn 33%, còn lại là vốn từ ngân sách nhà nước, vốn lồng ghép của các chương trình mục tiêu quốc gia. 

Ngoài nguồn vốn trên, các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân hộ gia đình trên địa bàn huyện còn vay gần 5.300 tỷ đồng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm tại chỗ. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Giao Thủy vào cuối năm 2017 đạt gần 40 triệu đồng/người/năm, trong khi mức thu nhập trung bình của người dân nông thôn cả nước là khoảng 29 triệu đồng/người/năm. 

Ngày 21/4 tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ sẽ có buổi làm việc với tỉnh Nam Định và trực tiếp trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 4 huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh, Xuân Trường và Giao Thủy đạt chuẩn huyện nông thôn mới. 

Như vậy sau 3 năm kể từ khi hai huyện đầu tiên của cả nước được công nhận huyện nông thôn mới là thị xã Long Khánh và Xuân Lộc (Đồng Nai), đến nay, cả nước đã có 50/713 huyện đạt chuẩn này, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và cảnh quan của khu vực nông thôn, thể hiện phong trào xây dựng nông thôn mới đã phát triển sâu, rộng trong đời sống chính trị- xã hội. 

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội, Nam Định là những địa phương có nhiều huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nhất cả nước.
 
 
 
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top