Sau 10 năm “chung sức - chung lòng” triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, huyện Gò Công Tây chuẩn bị về đích và trở thành huyện thứ 3 của tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn NTM.
Thoát nghèo từ các mô hình hiệu quả
Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 57,13 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,7% tại các xã nông thôn mới. Đời sống nông thôn chuyển biến rõ rệt, người dân phấn khởi, thi đua làm giàu. Nhiều mô hình đặc biệt, được áp dụng dìu dắt qua nhau cái đói nghèo thật đáng nể, như chủ chương cho người nghèo mượn đất làm ăn, cất nhà ổn định cuộc sống, vay vốn phát triển kinh tế…
Cụ thể, tại xã Long Vĩnh (Gò Công Tây) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vợ chồng anh Phương- chị Lượng cưới nhau tay trắng vào năm 2009 và được gia đình chia mảnh đất cỡ 300m2 nhưng cũng không có đồng nào làm nhà ở. Chính quyền xã trong nỗ lực thực hiện các chương trình xóa nghèo bền vững đã giúp vợ chồng anh 30 triệu đồng xây nhà để cả nhà 4 người có nơi an cư.
Bên cạnh đó, một chương trình khác cũng được các tổ chức cho vay 7 triệu không tiền lời 3 năm để nuôi bò và đã qua 2 đợt bán bò con được 12,5 triệu/con/10 tháng tuổi. Sau thời gian chăn nuôi, đến nay vợ chồng anh Phương đã gầy dựng và tạo giống được tổng cộng 4 con bò. Đặc biệt, để thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững cho những người có hoàn cảnh khó khăn, chính quyền xã còn thực hiện mô hình thầu đất 0 đồng để làm lúa trong 1-2 năm. Vợ chồng anh Phương may mắn nằm trong danh sách thực hiện chương trình này, qua 2 năm làm lúa, nuôi bò, được hỗ trợ cất nhà nên đã thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
Cũng thoát nghèo từ mô hình này, ông Nguyễn Văn Hiền (67 tuổi, ngụ ấp Bình Trinh, Xã Đồng Sơn) phấn khởi chia sẻ, trước đây gia đình rất khó khăn nhưng từ khi được huyện áp dụng mô hình cho thầu đất 0 đồng trong chương trình xóa đói giảm nghèo, gia đình ông vượt qua nhiều khó khăn và cuộc sống trở nên ổn định cho tới bây giờ. Cụ thể, chính quyền xã để gia đình ông Hiền thầu 2.500 m2 đất giá 0 đồng để canh tác thoát nghèo. Vậy là vợ chồng ông Hiền quyết định trồng ớt trong vòng 2 năm. Trời thương người chịu khó, tại thời điểm thu hoạch giá ớt tăng mạnh hơn 100 ngàn/kg, sau khi trừ hết chi phí, gia đình ông Hiền cũng kiếm lời được vài chục triệu mỗi vụ. “Gia đình tui hết sức cảm ơn chính quyền xã đã hỗ trợ, giúp nhà tui và nhiều bà con thoát nghèo, góp phần vào mục tiêu xây dựng NTM của huyện nhà”- ông Hiền trải lòng.
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
Trong sản xuất nông nghiệp, huyện Gò Công Tây đã có bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả được duy trì, nhân rộng, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Cụ thể, như thực hiện có hiệu quả Đề án “Cắt vụ, chuyển vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng” chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu các loại và cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao từ 2,7- 8,8 lần và trồng màu là 2,58- 13,83 lần.
Song đó, huyện còn áp dụng một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn so mô hình sản xuất truyền thống đang được người dân áp dụng và tiến hành nhân rộng trên địa bàn huyện. Trong đó, mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất lúa hữu cơ theo hướng đạt chuẩn xuất khẩu Châu Âu và sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP trên cây lúa đang cho hiệu quả cao. Nổi bậc nhất, đó là xây dựng nhãn hiệu hàng hóa tập thể Gạo VD20 Gò Công và cây mai chiếu thủy nu Gò Công.
Cùng với các mô hình đó, Hợp tác xã cũng phát huy vai trò trong tổ chức, chỉ đạo sản xuất, liên kết nông dân với DN. Để sản phẩm nông nghiệp của người dân làm ra được tiêu thụ tốt huyện đã lãnh đạo thực hiện thành lập 16 HTX nông nghiệp với hơn 6.824 thành viên và 29 THT với trên 4.755 tổ viên. Qua đây, huyện còn đặc biệt quan tâm tới chương trình OCOP nhằm thúc đẩy quảng bá sản phẩm chủ lực và nâng cao giá trị sản phẩm, phát huy lợi thế từng địa phương trong suốt chặng đường xây dựng NTM.
Thay da đổi thịt
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây cho biết, huyện Gò Công Tây nằm giữa sông Cửa Tiểu và sông Tra, nên địa hình tương đối bằng phẳng và có rất nhiều kênh, rạch... Cùng với đó là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi, có nguồn nước ngầm ngọt rất dồi dào thông qua sông cửa Tiểu và các cống lấy nước và từ đó chảy vào các cánh đồng nhờ các tuyến kênh trục chính, nên tạo điều kiện rất lớn cho việc phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên, năm 2010, khi bắt tay vào triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Gò Công Tây gặp không ít khó khăn, đó là xuất phát điểm kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp manh mún, công nghiệp, dịch vụ thương mại chưa phát triển, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân, bình quân mỗi xã chỉ đạt vài tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,8% vào năm 2015, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, xác định rõ xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, nên ngay từ khi bắt tay thực hiện, Đảng bộ huyện Gò Công Tây chọn chương trình “phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới” là chương trình trọng tâm để lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thành công về nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo Nghị quyết Trung ương 7 khóa X.
Với quyết tâm chính trị cao, huyện Gò Công Tây đã triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn huyện và tiến hành xây dựng các kế hoạch, lộ trình cụ thể. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm trong việc đóng góp sức người, sức của cùng tham gia xây dựng NTM.
Sau 10 năm thực hiện, diện mạo nông thôn của huyện có sự thay đổi mạnh mẽ, kinh tế- xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên nhiều phương diện, lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2016- 2020 đạt 24.534 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 3,73%. Tính đến năm 2020, tỷ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn 62,22% ; khu vực công nghiệp- xây dựng tăng lên 16,54%; khu vực thương mại- dịch vụ tăng lên 21,24%… đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện hiện nay là 57,13 triệu đồng/người/năm tăng gần 4 lần so với năm 2011.
Cũng qua 10 năm qua, huyện đã đầu tư nâng cấp, cứng hóa, làm mới và mở rộng 328 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 347,847 km, xây mới 48 cầu giao thông nông thôn dài 958 m, với tổng kinh phí đầu tư cả giai đoạn là 562,949 tỷ đồng. Nhìn chung, tất cả các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện đều được bảo trì, duy tu thường xuyên đảm bảo các quy định về kết cấu đường, an toàn giao thông.
Ngoài ra, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp cũng đã huy động trên 27,187 tỷ đồng; xây dựng mới- sửa chữa 1.252 căn nhà ở kinh phí trên 25,1 tỷ đồng và hỗ trợ dự án chăn nuôi gia súc, buôn bán nhỏ lẻ, hỗ trợ học sinh học tập, trợ cấp khó khăn đột xuất hơn 300 triệu đồng mỗi năm; hỗ trợ trên 60 ngàn phần quà trị giá trên 18 tỷ đồng cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn; công tác vận động hỗ trợ nhân dân huyện nhà bị ảnh hưởng bởi hạn- xâm nhập mặn, dịch bệnh Covid-19 trên 13,2 tỷ đồng.
Cùng với đó, huyện đã triển khai có hiệu quả các chính sách ASXH cho người có công với cách mạng, đối tượng hưởng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm từ 3,8% năm 2015 xuống còn 1,7% năm 2020. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế từ Trung tâm Y tế huyện đến cơ sở được đầu tư trang bị đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu KCB cho nhân dân... Công tác tuyên truyền về BHYT cũng đã đi vào chiều sâu với tỷ lệ người dân tham gia đạt trên 94%.
“Từ một huyện còn nhiều khó khăn, qua những năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Gò Công Tây đã có bứt phá mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, 100% xã (12/12 xã) đạt chuẩn NTM và hoàn thành 19 tiêu chí huyện nông thôn mới, trong đó có 2 xã đạt NTM nâng cao; cảnh quan khang trang, môi trường xanh- sạch- đẹp”, ông Tuấn cho biết thêm.
Chứng kiến quê hương đổi mới từng ngày, ông Trần Hữu Tín (68 tuổi, xã Long Vĩnh) không giấu được niềm vui cho biết, vợ chồng cũng có đất chạy dài theo đường nên khi Chính quyền huyện cùng xã vận động hiến đất làm đường để xây dựng NTM gia đình quyết định hiến ngay, ai có sức người, sức của đều chung tay với Nhà nước xây dựng NTM hết. Nhờ xây dựng NTM, mà đường giao thông nông thôn được trải nhựa thông thoáng, thuận tiện cho việc đi lại và buôn bán; đặc biệt môi trường ở xã ngày càng cải thiện, số hộ kinh tế khá ngày càng nhiều, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao…
“Hiện tại, vợ chồng đã lớn tuổi không biết làm gì, do đó có nuôi hơn 500 con vịt thịt và 300 con vịt đẻ trứng đang vào tuổi thu hoạch, nên mỗi ngày bình quân thu nhập được trên dưới 500 ngàn đồng tạm ổn định cuộc sống ở vùng quê”, ông Tín phấn khởi chia sẻ thêm.
Tương tự, ông Nguyễn Văn Quang (56 tuổ, ngụ ấp Thới An A, Gò Công Tây), quá bất ngờ khi chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây đường sá từ huyện vào xã đều trải nhựa láng o, đặc biệt là các tuyến đường nhỏ vào ấp cũng được chính quyền huyện đầu tư mở rộng và bê tông hóa hết, rất thuận tiện cho người dân di chuyển cũng như các xe gặt đập liên hợp vào tới tận các cách đồng để thu hoạch lúa cho người dân. “Quả thật có sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đặc biệt là về các chính sách ASXH của huyện nhà cũng được từng bước nâng cao”, ông Quang cho biết thêm trong sự vui mừng.
Để phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới huyện Gò Công Tây tiếp tục đoàn kết phấn đấu “chung sức- chung lòng” quyết tâm thực hiện có hiệu quả về xây dựng NTM. Tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Phấn đấu duy trì để tiến tới xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.