Từ ngày 27/4 đến nay, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị xử phạt 293 trường hợp không chấp hành công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định với số tiền hơn 625 triệu đồng.
Mức xử phạt đối với 23 hành vi vi phạm pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 1. Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng trong thời gian áp dụng biện pháp chống dịch đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ đối với người có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng trong thời gian áp dụng biện pháp chống dịch đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính y tế, cụ thể: “Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. 2. Hành vi vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định xử phạt vi phạm hành chính như sau: Hành vi vứt khẩu trang đã sử dụng tại nơi công cộng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, cụ thể như sau: “Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường. 1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau: …c) Phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này; d) Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 7.000.0000đ đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị”. 3. Người có hành vi che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với người có hành vi che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; cụ thể: “Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch … 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch”. 4. Người có hành vi không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với người có hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; cụ thể: “ Điều 7 Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm … 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”. 5. Người có hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ đối với người có hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm theo điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; cụ thể: “ Điều 7 Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm … 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm” 6. Cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 bị xử phạt như sau: Theo quy định tại Điều 52 Luật phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Điều 15 Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định áp dụng biện pháp chống dịch “tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công công có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch” Do đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thực hiện quyết định tạm đình chỉ hoạt động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể mức phạt như sau: “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;…” 7. Cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người tại nơi công cộng trong vùng có dịch bị xử phạt như sau: Theo quy định tại Điều 52 Luật phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Điều 17 Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định áp dụng biện pháp chống dịch “Hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng trong vùng có dịch” Do vậy, cá nhân, tổ chức nào vi phạm quy định không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 (thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể mức phạt tiền như sau: “3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: … c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng”. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.