Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 20 tháng 2 năm 2016 | 10:34

Hà Nam: Đã có 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, đến thời điểm này, Hà Nam đã có 33 xã được công nhận đạt chuẩn. Tại Lễ hội Tịch điền vừa qua, UBND tỉnh đã tổ chức trao bằng công nhận cho 15 xã đạt chuẩn trong năm 2015.

Đồng chí Trần Văn Thắng, Tỉnh ủy viên, Chánh văn phòng UBND tỉnh đọc Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Có được thành quả đáng ghi nhận này là nhờ quyết tâm chính trị và sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, ngành và các tầng lớp nhân dân. Đến nay, đã có 1.800km đường giao thông thôn, xóm; 400km đường trục xã, liên xã; trên 485km đường trục chính nội đồng được bê-tông hóa, cứng hóa, đưa Hà Nam trở thành một trong những địa phương điển hình về phong trào làm đường giao thông nông thôn.

Đồng chí Mai Tiến Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, trao Cờ thi đua cho lãnh đạo huyện Kim Bảng.

Trong 5 năm qua, tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện, góp phần giảm nghèo nhanh theo hướng bền vững. Thu nhập bình quân đạt 28,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,92%. Các chương trình, đề án, dự án được quan tâm thực hiện hiệu quả, xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất áp dụng khoa học công nghệ cao. An ninh trật tự trên địa bàn nông thôn được đảm bảo, hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, các điều kiện về giáo dục, văn hóa, y tế được cải thiện, quản lý xã hội ngày càng dân chủ, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM ngày càng rõ nét. Cũng trong 5 năm này, Hà Nam đã huy động trên 7.528.500 triệu đồng cho xây dựng NTM. Đến nay, toàn tỉnh đã có 33 xã đạt chuẩn NTM, vượt 11 xã so với mục tiêu của nghị quyết, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.

Theo đó, 15 xã được công nhận năm 2015 là: Tiên Tân (TP. Phủ Lý); Thanh Phong, Thanh Tâm (Thanh Liêm); Đồng Du, Tràng An, Bối Cầu (Bình Lục); Nhật Tựu, Văn Xá, Đồng Hóa (Kim Bảng); Tiên Nội, Hoàng Đông, Châu Giang (Duy Tiên) và Nhân Mỹ, Công Lý, Nhân Khang (Lý Nhân).

Trong năm 2016, Hà Nam phấn đấu có 1 - 2 huyện đạt NTM và ít nhất có 54 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân khu vực nông thôn là 32 triệu đồng/người/năm, đến năm 2020 là 50 triệu đồng/người/năm. Đến năm 2020, có từ 75 xã đạt chuẩn NTM và ít nhất 3 huyện đạt chuẩn NTM, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.

Để làm được điều này, tỉnh đã đề ra 6 nhóm giải pháp cơ bản điều hành nhiệm vụ phát triển KT - XH, trong đó nhấn mạnh đến việc xây dựng, triển khai thực hiện 5 nghị quyết chuyên đề trọng tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp, dịch vụ; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh dịch vụ phát triển; chống thất thu, tăng thu ngân sách; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục cải cách hành chính, hướng tới nền hành chính phục vụ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Dưới đây là hình ảnh lãnh đạo một số xã nhận Cờ thi đua và Bằng công nhận XDNTM:

Trung Hiếu

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top