Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 11 tháng 8 năm 2021 | 13:1

Hà Nam đẩy mạnh xây dựng NTM kiểu mẫu ở các địa phương

Năm 2020, Hà Nam là 1 trong 4 tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới(NTM). Ngay sau đó, Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng NTM kiểu mẫu ở các xã.

Xây dựng NTM kiểu mẫu là giai đoạn phát triển sau của đạt chuẩn nông thôn mới, hướng tới mục tiêu là không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Nhận thức được vấn đề này, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020, tỉnh Hà Nam đã triển khai lựa chọn 6 xã tại các huyện, thị xã và thành phố để chỉ đạo điểm xây dựng xã NTM kiểu mẫu và được phê duyệt tại Quyết định số 2404/QĐ-UBND ngày 20/12/2018; chủ động xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, môi trường… để thực hiện chương trình.
 

 Đảng bộ, quân và dân tỉnh Hà Nam vui mừng khi được Thủ tướng Chinh phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM

 

Để nắm bắt những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện phong trào lớn của tỉnh và Trung ương, các xã được lựa chọn làm điểm đã chủ động triển khai rà soát, các tiêu chí NTM kiểu mẫu để xây dựng đề án, cũng như lộ trình nâng cao chất lượng tiêu chí và hoàn thiện các tiêu chí NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, các xã lựa chọn làm điểm có điều kiện thuận lợi để trở thành xã NTM kiểu mẫu hơn so với nhiều địa phương khác, nhất là xuất phát điểm khá cao và hạ tầng cơ sở khá hoàn thiện, cũng như lựa chọn lĩnh vực có thế mạnh để đăng ký tiêu chí nổi trội. Chính vì vậy, việc khai thác thế mạnh và huy động các nguồn lực dành cho xây dựng NTM kiểu mẫu ở các xã có phần thuận lợi hơn so với nhiều.
 
Kết quả sau 2 năm triển khai đã tạo được sự chuyển biến tích cực như: Tập trung phát triển kinh tế; chỉnh trang vườn nhà, cảnh quan môi trường thôn xóm; đảm bảo an ninh trật tự... Các công trình hạ tầng từng bước được đầu tư xây dựng hoàn thiện theo quy chuẩn; điều kiện sản xuất, sinh hoạt của người dân, vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện rõ nét; trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
 

 Hà Nam ngày một khang trang hơn

 

Đặc biệt, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn được đẩy mạnh; nhiều hợp tác xã được thành lập, hoạt động có hiệu quả. Phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu ngày càng đi vào cuộc sống, cổ vũ động viên nhân dân hưởng ứng thực hiện. Đến nay, tỉnh Hà Nam có 9 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 9 xã đăng ký đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong năm 2021.
 
Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được, xây dựng NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn gặp những khó khăn thách thức như: Tỉnh Hà Nam không triển khai xây dựng NTM nâng cao mà thực hiện ngay NTM kiểu mẫu. Chính vì vậy, vừa phải nâng cao chất lượng toàn diện các tiêu chí NTM vừa phải hoàn thiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã NTM kiểu mẫu, mà yêu cầu của các tiêu chí NTM kiểu mẫu là tương đối cao.
 
Trong đó, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn tuy được đầu tư, nâng cấp song một số lĩnh vực chưa theo kịp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và ứng phó với biến đổi khí hậu. Công tác huy động nguồn vốn để thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu là từ nguồn đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp trong khi đó vào thời điểm này họ đang gặp khó khăn, bởi những năm qua, để hoàn thành xây dựng NTM thì các xã đã khai thác mọi nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí NTM.
 
Hơn thế nữa, trong thực hiện các tiêu chí nhất là tiêu chí cảnh quan môi trường, thu nhập là tiêu chí khó khó hoàn thành nhất. Bởi các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu thì thu nhập của người dân cần đạt gấp 1,5 lần so với xã NTM cùng thời điểm công nhận; còn đối với tiêu chí môi trường, chỉ riêng yêu cầu 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện xử lý rác thải, chất thải đạt tiêu chuẩn và bảo đảm bền vững đã rất khó, xã NTM kiểu mẫu còn phải có 60% các tuyến đường, xã, thôn có hệ thống rãnh thoát nước, trồng hoa hoặc cây bóng mát tạo cảnh quan môi trường theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp.
 
Ngoài ra, trong hai năm triển khai thực hiện NTM kiểu mẫu, từ năm 2019 đến nay do dịch bệnh COVID-19 cùng với dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế-xã hội nói chung và khó khăn trong xây dựng NTM kiểu mẫu nói riêng.
 
Trong khi kinh tế hợp tác ở nông thôn có phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu tổ chức lại sản xuất; liên kết, hợp tác trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế. Việc áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất chưa nhiều; nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chậm phát triển.
 

 Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao 

 

Ông Lê Hoàng Thuyên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Nam cho biết: Để hoàn thành kế hoạch đã đề ra các cấp các ngành phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xã hội về xây dựng NTM kiểu mẫu. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp; tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản; triển khai thực hiện hiệu quả đề án OCOP - Mỗi xã một sản phẩm.
 
Song song với đó là đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ở khu vực cá thể hộ gia đình, các làng nghề; tăng cường công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, hình thành phát triển một số làng nghề gắn kết sản xuất với du lịch. Đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của các chương trình khác và tích cực, chủ động huy động sự tham gia đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư, người dân, doanh nghiệp cho xây dựng NTM kiểu mẫu.
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top