Hà Nam: Xã thông báo “lập lờ”, doanh nghiệp kêu cứu!
Cứ đến sát ngày cưỡng chế, xã lại ra thông báo hoãn khiến doanh nghiệp bức xức gửi đơn kêu cứu khắp nơi.
Ông Lê Ngọc Tố (SN 1973), Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất đồ gỗ Tố Giang, ở thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn (Duy Tiên - Hà Nam), phản ánh, mặc dù chưa có kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng về việc ai là người lấn chiếm đất công, nhưng UBND xã Đọi Sơn nhiều lần ra thông báo cưỡng chế phần đất mà gia đình ông mua của ông Đinh Công Đạo cùng xóm. Sự việc kéo dài khiến việc làm ăn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Đơn kêu cứu được doanh nghiệp gửi các nơi.
Theo trình bày của ông Tố, năm 2010, ông mua lại của ông Đinh Công Đạo (mẹ vợ ông Đạo là chị ruột của bố ông Tố, ở cùng xóm) một phần đất vườn và một phần đất ao với giá 20 triệu đồng (có nhiều người làm chứng).
Đến năm 2015, ông Tố mua thêm một phần đất của ông Đạo với giá 150 triệu đồng…
Sau khi mua phần đất trên, ông Tố dựng xưởng sản xuất gỗ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, trong đó có cả người tàn tật, người nhiễm chất độc da cam.
Sau một thời gian làm ăn, bất ngờ con trai của ông Đinh Công Đạo là Đinh Ngọc Hùng đứng ra tố cáo về việc gia đình ông Tố lấn chiếm đất công của UBND xã Đọi Sơn (phần đất bị tố cáo lấn chiếm được ông Tố cho biết mình mua lại của chính bố ông Hùng, mặc dù không có giấy viết nhưng nhiều bà con trong xóm biết việc mua bán này).
Ngày 8/6/2017, UBND xã Đọi Sơn lập biên bản vi phạm hành chính số 02/BB-VPHC và số 03/BB-VPHC về lĩnh vực đất đai với ông Lê Ngọc Tố, nơi lập biên bản là Trụ sở UBND xã Đọi Sơn.
Một phần mái của nhà xưởng anh Tố tự tháo dỡ vì sức ép của chính quyền.
Sau đó, UBND xã Đọi Sơn ra Thông báo số 30/TB-UBND về việc tự giác tháo dỡ nhà xưởng xây dựng trái pháp luật đối với ông Tố. Cho rằng mình không hề lấn chiếm đất công của UBND xã, mà chỉ mua đất của ông Đạo, nên các biên bản xã lập, ông Tố đều ký nhận không đồng ý với ý kiến của xã.
Từ tháng 6/2017 đến nay, UBND xã Đọi Sơn có nhiều thông báo về việc tổ chức cưỡng chế thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với phần đất công lấn chiếm, nhưng cứ đến sát ngày cưỡng chế thì xã lại ra thông báo hoãn.
Ông Tố cho biết: “Gia đình tôi thực sự rất mệt mỏi về sự việc này. Đến nay xã đã ra thông báo cưỡng chế 9 lần và hoãn 9 lần. Ngày gần đây nhất, xã ra thông báo cưỡng chế là 7/9/2018, nhưng đến ngày 6/9/2018 lại thông báo hoãn cưỡng chế vì một số nhiệm vụ đột xuất. Việc cưỡng chế gia đình tôi hoàn toàn không nhất trí, vì UBND xã ban hành biên bản, ra thông báo không có cơ sở, vi phạm quyền lợi ích của gia đình tôi. Chính vì vậy, tôi đã làm đơn kêu cứu đến UBND tỉnh Hà Nam, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam và nhiều cơ quan khác”.
Trao đổi với phóng viên, ông Tố cho biết, nhà xưởng của công ty được xây dựng trên thửa đất mua của gia đình ông Đạo, hoàn toàn có các hộ dân làm chứng. Khi mua mảnh đất đó và dựng nhà xưởng, không có bất kì sự phản đối nào từ phía chính quyền địa phương.
Trước khi dựng xưởng, gia đình ông Tố đã đến UBND xã xin phép, phía UBND xã Đọi Sơn đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp xuống giám sát việc xây dựng xưởng.
Hai trong nhiều thông báo của UBND xã Đọi Sơn gửi cho gia đình ông Tố.
Công ty đang làm ăn yên ổn, chỉ vì tư thù cá nhân của hàng xóm, đơn tố cáo sai sự thật, UBND huyện chưa xác minh, xem xét kỹ lưỡng, đã vội vàng chỉ đạo UBND xã phải cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ nhà xưởng thì quả là điều quá vô lý.
Để rộng đường dư luận, phóng viên có buổi làm việc với ông Trần Đức Vượng, Bí thư Huyện ủy Duy Tiên. Ông Vượng xác nhận có sự việc này ở xã Đọi Sơn và cho biết sẽ chỉ đạo các ngành chức năng xem xét lại toàn bộ để có hướng giải quyết thấu tình đạt lý.
Đề nghị UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc, tránh để đơn thư khiếu kiện kéo dài, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và ngày càng phát triển.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin sự việc trên tới bạn đọc.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.