Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 1 tháng 10 năm 2019 | 20:54

Hà Nội: 12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định cho biết, thành phố đã xác định có 12 nguyên nhân chính làm cho không khí trong những ngày vừa qua bị ô nhiễm nặng.

12 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, gồm: khí xả thải từ ôtô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận; do tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.
ô-nhiễm-không-khí-tại-hà-nội.jpg
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Lấy một ví dụ để chứng minh nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ông Định cho biết: Hiện nay, nhiều người dân thành phố sử dụng than tổ ong để đun nấu, mỗi ngày trung bình đốt 528 tấn than. Đây là một trong những nguyên nhân khiến không khí trên địa bàn ô nhiễm như những ngày qua.
 
Người phát ngôn của UBND Hà Nội cho biết thêm, hiện thành phố có 10 trạm quan trắc cung cấp số liệu chính thức, trong đó có 2 trạm ở đại sứ quán Mỹ và đại sứ quán Pháp.
 
dsc_5608.JPG
Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định

 

Trước thông tin từ người phát ngôn của UBND thành phố Vũ Đang Định, trong số các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí của Hà Nội, có một nguyên nhân do đốt rơm rạ từ việc thu hoạch lúa của bà con nông dân các huyện ngoại thành.
 
Phóng viên Báo Kinh tế nông đặt câu hỏi: Tại sao những năm trước, nông dân cũng đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, nhưng không hề có hiện tượng ô nhiễm không khí của Hà Nội. Năm nay việc đốt rơm rạ của bà con đã giảm hẳn thì lại xảy ra hiện tượng ô nhiễm này.
 
Hiện tượng ô nhiễm không khí chỉ xảy ra cục bộ chứ không phải trên diện rộng là toàn thành phố, một nguyên nhân mà phóng viên Báo Kinh tế nông thôn cho là chính, đó là việc vận chuyển nguyên vật liệu từ các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố đã làm cho bụi từ đây phát tán và làm ô nhiễm không khí của Thủ đô.
 
Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, cho biết, nguyên nhân khách quan của tình trạng này là Hà Nội đang vào giai đoạn chuyển mùa, nền nhiệt chênh lệch giữa đêm và sáng lớn gây hiện tượng sương mù, ảnh hưởng đến khuếch tán bụi, ô nhiễm.
dsc_5613.JPG
Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội

 

"Theo số liệu điều tra của chúng tôi, mỗi ngày người dân thành phố sử dụng 528 tấn than, tương đương với 1.872 tấn khí CO2 phát thải ra môi trường. Ngoài ra, đốt rơm rạ cũng thải ra lượng lớn khí CO2, gây cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến chất lượng không khí", ông Thái phát biểu.
 
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường cho biết, hiện nay thành phố có khoảng 700.000 ôtô cùng hơn 5 triệu xe máy. Nếu số lượng phương tiện này đổ ra đường vào giờ cao điểm thì lượng khí thải rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, chưa kể những phương tiện không đủ điều kiện về khí thải.
 
Sở TNMT Hà Nội chỉ cung cấp chỉ số quan trắc ở trang chính thức của sở, các trang như Air Visual, Pam Air chỉ là các chỉ số từ các trạm quan trắc cảm biến, đánh giá nhanh để đưa ra khuyến cáo cho người dân. Ông Thái khẳng định
 
"Đến năm 2020, Hà Nội sẽ phấn đấu lắp đặt 20 trạm quan trắc cố định cùng với 12 trạm cảm biến, nâng tổng số trạm quan trắc trên địa bàn thành phố lên con số 32. Các trạm quan trắc không khí để đánh giá, nghiên cứu các giải pháp cải thiện chất lượng không khí", ông Thái nói. 

Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Vũ Đăng Định cho biết, để khắc phục tình trạng này, TP. Hà Nội đã và đang khẩn trương triển khai các biện pháp như tổ chức lắp đặt các trạm quan trắc, xây dựng mạng lưới quan trắc giám sát chất lượng môi trường và kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm môi trường; thay đổi việc thu gom rác thải hàng ngày từ thủ công sang toàn bộ bằng xe quét, hút bụi; xử lý ô nhiễm ao, hồ nội ngoại thành…

Đặc biệt, thành phố xây dựng kế hoạch vận động đến ngày 31/12/2020 không còn hộ xử dụng bếp than tổ ong.

Còn ông Thái cho biết, dự báo đến 3/10 khi thời tiết có mưa nên chất lượng không khí của Hà Nội sẽ dần được cải thiện. 

 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Phú Yên trưng bày nhiều hiện vật từ những chuyến Tàu Không số

    Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).

  • Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên

    Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).

  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

Top