Trả lời báo chí về việc xử lý vi phạm xây dựng tại rừng phòng hộ Sóc Sơn (Hà Nội), Phó tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam cho hay, việc thực hiện kết luận thanh tra từ năm 2006 đến nay "vẫn còn một số tồn tại".
Sai phạm 12 năm trước chưa được Hà Nội xử lý triệt để
Ông Lam cho rằng: “Nhiều điểm trong nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ đã được Hà Nội thực hiện. Nhưng còn một số điểm mà thành phố xử lý chưa kiên quyết; đặc biệt là xử lý công trình xây dựng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí chưa triệt để”.
Theo ông, vì còn một số điểm trong kết luận 2006 chưa thực hiện triệt để nên mới đây TP Hà Nội đã ban hành quyết định thanh tra nhằm phát hiện vi phạm để chấn chỉnh.
“Khi Hà Nội báo cáo kết quả công việc trên, Thanh tra Chính phủ sẽ kiểm tra và đánh giá toàn diện việc thực hiện kết luận thanh tra 2006; cần thiết thì chúng tôi sẽ kiến nghị với thành phố xử lý sao cho nghiêm minh theo quy định của pháp luật”, Phó tổng Thanh tra nói.
12 năm trước (năm 2006), Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm sau khi kiểm tra việc quản lý sử dụng đất rừng tại Lâm trường Sóc Sơn và 9 xã như Minh Phú, Minh Trí, Hiền Ninh, Phù Linh...
Tại khu vực rừng phòng hộ, đặc dụng ở Sóc Sơn, cơ quan chức năng thống kê có hơn 650 hộ xây dựng công trình trên đất lâm nghiệp với diện tích 11 ha. Trong số này, gần 80 nhà kiên cố, nhà sàn mọc lên; 26 trường hợp xây dựng theo mô hình trang trại, xưởng sản xuất.
Những vi phạm cũ chưa xử lý hết thì lại có thêm nhiều sai phạm mới. Trong hơn hai năm (tháng 1/2016 đến tháng 6/2018), qua kiểm tra 28 trường hợp xây dựng trên địa bàn thôn Minh Tân, xã Minh Trí, nhà chức trách đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính với 12 trường hợp "tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép"; 16 trường họp còn lại được chính quyền huyện báo cáo "đã xây dựng từ những năm trước và sử dụng ổn định".
Trước đó, ngày 30/10, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo trong tháng 12, huyện Sóc Sơn phải cưỡng chế 27 công trình vi phạm trên đất rừng phòng hộ, không để công trình vi phạm mới nào xuất hiện. Thanh tra thành phố đang kiểm tra toàn diện sai phạm ở huyện Sóc Sơn. “Khi nào xong, thành phố sẽ xem xét trách nhiệm cụ thể, bất kể là ai”, ông Chung nói.
Tình trạng “xẻ thịt” rừng phòng hộ ngày càng gia tăng
Không chỉ riêng trên địa bàn huyện Sóc Sơn, trên địa bàn huyện Ba Vì, tình trạng xẻ thịt đất rừng phòng hộ cũng ngang nhiên được diễn ra, điển hình là Khu nghỉ dưỡng Điền Viên thôn (xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội).
Cụ thể, năm 2016, dư luận cả nước đã giật mình sửng sốt khi hàng chục biệt thự không phép vô tư “mọc” lên tại Khu nghỉ dưỡng Điền Viên thôn (xã Yên Bài). Khi sự việc “phát lộ”, cơ quan chức năng TP. Hà Nội đã "nháo nhào" vào cuộc thanh kiểm tra. Tuy nhiên, hơn 1 năm trôi qua, đến nay, sai phạm vẫn chưa được xử lý?
Theo đó, thời điểm tháng 2/2016 sau khi các cơ quan bán chí thông tin, UBND TP. Hà Nội đã có Công văn số 752/UBND-TN&MT yêu cầu huyện Ba Vì báo cáo về trách nhiệm của UBND huyện Ba Vì, UBND xã Yên Bài và các cơ quan liên quan trong việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, xử lý vi phạm trong việc xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp (nếu có) tại khu nghỉ dưỡng trên theo Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/1/2014 của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về tăng cường quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố; báo cáo UBND Thành phố.
Ngày 8/3/2016, cơ quan chức năng huyện Ba Vì đã thanh tra toàn diện các công trình biệt thự nghỉ dưỡng xây dựng không phép mang tên Zen Resort Điền Viên Thôn. Chiều cùng ngày, Chánh Thanh tra TP. Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng đã công bố Quyết định thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm các quy định về quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại khu rừng Mu, thôn Chóng, xã Yên Bài (Ba Vì).
Việc thanh kiểm tra là như vậy. Tuy nhiên, đến nay, đã hơn 1 năm trôi qua, cơ quan chức năng vẫn chưa thể công bố kết quả thanh tra? Và hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Khu nghỉ dưỡng Điền Viên Thôn “chìm” theo thời gian!
Lỗi từ trung ương đến địa phương
Trả lời vấn đề tình trạng xây dựng biệt thự, biệt phủ trên đất rừng ngày càng gia tăng, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng: “Để xảy ra tình trạng này, có lỗi từ Trung ương đến địa phương, cấp cơ sở. Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đều trao cho cấp xã một cái quyền. Xã không có thẩm quyền về chuyện giao cho thuê, thu hồi… nhưng là cấp phải có trách nhiệm xem xét mọi việc trên địa bàn của mình, ở đâu vi phạm pháp luật thì phải yêu cầu dừng lại và giải quyết đúng thẩm quyền. Nếu không đúng thẩm quyền thì báo cáo ngay lên cấp trên ngay trong ngày làm việc.
Vậy mà ở đây cấp xã không những không dừng được những trường hợp vi phạm pháp luật mà còn xác nhận cho chuyển nhượng, mà là hợp đồng chuyển nhượng cho người ngoài xã, là chuyển nhượng trái pháp luật.
Cấp huyện là cấp trực tiếp quản lý sử dụng đất của các hộ gia đình cá nhân. Cụ thể ở huyện như Sóc Sơn, cấp huyện chuyển quyền sử dụng đất thì cấp huyện cũng phải có trách nhiệm. Còn cấp thành phố và Trung ương, sự việc đã được đưa ra ánh sáng từ năm 2008 nhưng không xử lý. Năm 2013 dư luận lại lên tiếng, Thanh tra Hà Nội vào cuộc cũng không xử lý.
Nếu chưa có thông tin gì thì thành phố vô can vì thẩm quyền trực tiếp là cấp huyện. Nhưng sự việc đã đưa lên báo chí rồi thì trách nhiệm ở đây là thành phố. Lẽ ra cấp huyện chưa xử lý thì thành phố phải có quyết định để giải quyết, xử lý. Tôi còn nhớ năm 2008, tôi đã có ý kiến trả lời báo chí về việc này; năm 2013 tôi lại tiếp tục có ý kiến. Khi vi phạm đã đưa ra công luận rồi thì cũng có thể đặt câu hỏi là lãnh đạo thành phố có tiêu cực không mà để sự việc im lặng như vậy?
Tiếp tục với cấp trên nữa là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đất rừng chuyển nhượng trái phép cho người ngoài xã để xây biệt phủ mà báo chí phản ánh thì Bộ trưởng phải biết. Việc đã rõ rồi, các chuyên gia đã nói việc này thế nào rồi mà vẫn im lặng thì tôi cho rằng, Bộ có trách nhiệm trong việc không xử lý từ năm 2008, 2013.
“Năm 2005, Chính phủ đã chi ra 700 tỷ đồng để chụp ảnh máy bay toàn bộ rừng Việt Nam và làm bản đồ rừng bằng ảnh máy bay, đó là những phần đất cuối cùng chưa có bản đồ địa chính. Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã bàn giao cho toàn bộ các địa phương bản đồ rừng, trong đó có cơ quan kiểm lâm. Bản đồ đó đã được kiểm lâm xác định lô rừng, khoảnh rừng rất rõ. Việt Nam cũng có một trạm thu ảnh vệ tinh ở Cầu Diễn do Pháp giúp đỡ. Điều đó cho thấy hạ tầng để quản lý rừng cũng như các quy định của pháp luật đã đầy đủ. Vấn đề là người thực thi”, ông Võ nhấn mạnh.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.