Dự kiến đến năm 2025, mức độ cơ giới hóa các khâu trong sản xuất cây trồng chủ lực của Hà Nội đạt từ 15 - 98%. Các ngành hàng nông sản được cơ giới hóa đồng bộ gắn với những vùng nguyên liệu tập trung.
Xây dựng ngành nông nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ nông nghiệp, nông thôn bằng đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất là một trong những mục tiêu Hà Nội đặt ra trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy. Mục tiêu hướng đến nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Cơ giới hóa đóng vai trò quan trọng đối với việc hoàn thành mục tiêu phát triển nông nghiệp ổn định, chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo kịp yêu cầu thực tiễn. Đây là tiền đề để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra từ 2,5 - 3%/năm trong giai đoạn 2022 - 2025.
Cụ thể hóa mục tiêu trên, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, tổng kinh phí khái toán đầu tư cơ giới hóa dự kiến hơn 1.760 tỷ đồng.
Đối tượng và điều kiện áp dụng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi mua các loại máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nội dung và mức hỗ trợ: 100% phí quản lý, 100% lãi suất theo mức lãi suất của Ngân hàng NN&PTNT…
Ngân sách TP sẽ hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thông qua hợp đồng vay vốn của Quỹ khuyến nông, vay vốn của ngân hàng thương mại. Các hợp đồng sẽ được UBND cấp huyện phê duyệt và UBND cấp xã xác nhận.
Thông tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, hiện nay đơn vị đang tập trung nghiên cứu, tham mưu UBND TP điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp đã được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời phân vùng sản xuất chuyên canh tập trung, làm cơ sở để phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương cụ thể hóa kế hoạch.
Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ cơ giới hóa ở khâu làm đất, gieo cấy, chăm sóc và thu hoạch lúa đạt lần lượt: 98%, 15%, 60% và 95%. Phát triển khoảng 46 tổ nhóm dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn và sản xuất cây màu. 100% sản phẩm rau, quả chế biến có truy xuất nguồn gốc… |
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.