Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 11 tháng 8 năm 2019 | 15:11

Hà Nội: Sẽ đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ

Hà Nội là địa bàn trọng điểm và phức tạp về tình trạng khai thác, tập kết, trung chuyển cát, sỏi…, cũng là nơi có nhu cầu sử dụng cát, sỏi cao nhất cả nước.

5 điểm mỏ được đưa ra đấu giá có tổng diện tích đất 3 triệu m2

Để khắc phục tình trạng khai thác cát trái phép gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện tăng cường quản lý các mỏ khoáng sản trên địa bàn, đặc biệt là các mỏ cát.

Các địa phương, lực lượng chức năng tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các biện pháp theo đúng quy định để sớm đưa các mỏ đã đủ điều kiện vào hoạt động, đảm bảo nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, việc cấp phép phải được thực hiện nghiêm, đúng các quy định mới nhất về quản lý hoạt động khai thác cát. Các nhà đầu tư phải khai thác đúng phạm vi, giấy phép được cấp, xác định rõ ranh giới…, ngăn chặn các phương tiện khai thác trộm, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý, thất thoát ngân sách.

cat.jpg
Hà Nội sẽ đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 5 điểm mỏ.

 

Thành phố cũng đề nghị Công an TP. Hà Nội chủ trì phối hợp với các đơn vị, sở, ngành có liên quan mở đợt cao điểm tổng kiểm tra, xử lý các điểm khai thác cát trên địa bàn, các điểm tập kết vật liệu xây dựng; lập 2 tổ kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các đơn vị khai thác cát.

Cũng theo lãnh đạo TP. Hà Nội, hiện UBND thành phố đã phê duyệt 5 điểm mỏ cát (6 mỏ cát) có kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng và chất lượng khoáng sản. Theo kế hoạch, trong quý III/2019, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản giai đoạn 1 năm 2019 đối với 6 mỏ cát trên.

Lãnh đạo thành phố nhấn mạnh việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản lần này sẽ làm căn cứ pháp lý cho việc lập thủ tục cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản và thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật, trên nguyên tắc đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư; quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn; phát huy tiềm năng, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn khoáng sản.

Đồng thời, việc đấu giá này cũng nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần hạn chế tối đa hoạt động khai thác cát lòng sông trái phép, gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường, cũng như gây mất an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

5 điểm mỏ cát được đưa ra đấu giá có tổng diện tích đất 3 triệu m2, trữ lượng cấp 12,3 triệu m3 với tổng số tiền dự kiến thu được từ đấu giá gần 51,6 tỷ đồng.

Trong số đó, riêng trên địa bàn huyện Ba Vì có 4 điểm mỏ cát với 5 mỏ cát là Cổ Đô 1 và Cổ Đô 2 (thuộc xã Cổ Đô và Phú Cường) có diện tích gần 1,6 triệu m2, coste khai thác hay còn gọi độ sâu đáy mỏ khi kết thúc khai thác là + 4m, trữ lượng cấp gần 7,8 triệu m3, dự kiến thu gần 24,5 tỷ đồng.

Mỏ Thanh Chiểu (xã Phú Cường), diện tích 334.800 m2, coste khai thác +1m, trữ lượng cấp gần 2,5 triệu m3, dự kiến thu 7,846 tỷ đồng.

Mỏ Châu Sơn (xã Châu Sơn) 169.300 m2, coste khai thác +1m, trữ lượng cấp 703.536 m3, dự kiến thu 2,2 tỷ đồng.

Mỏ Tây Đằng - Minh Châu (thị trấn Tây Đằng và xã Minh Châu) có diện tích 815.306 m2, coste khai thác +4m, trữ lượng cấp gần 4,9 triệu m3, dự kiến thu 15,4 tỷ đồng.

Mỏ Thượng Cát (xã Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm), diện tích 157.300 m2, coste khai thác +1m, trữ lượng cấp 508.603 m3, dự kiến thu 1,6 tỷ đồng.

Theo quy định, thời gian khai thác trong năm của các mỏ cát này chỉ được khai thác vào mùa cạn từ ngày 16/10 đến 14/6 năm sau (không khai thác vào mùa lũ từ ngày 15/6 đến 15/10 hàng năm).

Thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho đơn vị trúng đấu giá theo quy định của pháp luật.

Hiện trên địa bàn TP. Hà Nội chỉ có 10 mỏ cát còn hiệu lực giấy phép. Trong đó, 4 mỏ đủ điều kiện đang khai thác theo giấy phép, một đơn vị Sở Tài nguyên và Môi trường đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật về khoáng sản, năm đơn vị chưa hoạt động do chưa hoàn thiện thủ tục theo quy định và chưa có đường vận chuyển bằng đường bộ.

 

Quận Bắc Từ Liêm mạnh tay với các bãi khai thác cát trái phép trên địa bàn
 
Hiện nay, trên địa bàn của quận Bắc Từ Liêm có tổng số 35 bãi khai thác cát, tập kết nguyên vật liệu, tuy nhiên trong số này chỉ có 9 bãi là có giấy phép hoạt động khai thác và tập kết nguyên vật liệu, còn lại 26 bãi không có giấy phép nhưng phù hợp với tiêu chí. Những bãi khai thác cát và tập kết nguyên vật liệu phù hợp với tiêu chí này đang được các đơn vị làm hồ sơ để trình thành phố phê duyệt và cấp phép.
 
Ngoài ra, có 08 bãi khai thác cát và tập kết nguyên vật liệu không phép và không đủ các tiêu chí hoạt động, UBND quận đã cương quyết tiến hành xử lý, đến nay đã xử lý chấm dứt hoạt động của 02 cơ sở hoạt động khai thác cát và tập kết vật liệu này.
ahr0chm6ly9raw5odgvub25ndghvbi52bi9tzwrpys9uzxdzl2e0yjlmmgu3mddhzwq1ytuymjqxzdq1ogeyotewnza1l2xpw6pulw3huqfjlmpwzw.jpg
Bãi khai thác cát và tập kết nguyên vật liệu tại Liên Mạc. 
 
Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết thêm, trong 7 tháng đầu năm trên địa bàn quận đã phát hiện 80 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, lập hồ sơ theo quy định cả 80 trường hợp vi phạm này.
 
Trong đó, UBND quận đã kiên quyết xử lý triệt để 32 trường hợp vi phạm, số còn lại 48 trường hợp đang trong thời hạn xử lý.
 
 
Cấp phép hoạt động trở lại, tàu khai thác cát buộc phải lắp camera hành trình
 
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, các tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước đã thống nhất cho các doanh nghiệp tiếp tục khai thác cát trên sông Đồng Nai đoạn chảy qua địa bàn giáp ranh ba tỉnh sau gần một năm tạm ngưng hoạt động.
 
images2222995 a1 09a

 Theo đó, trong thời gian tới cùng với việc hoạt động khai thác cát trên sông Đồng Nai được phép khai thác trở lại, các chủ tàu khai thác buộc phải gắn định vị, camera hành trình. Vị trí khai thác cát phải được thả phao, mỗi doanh nghiệp được cấp phép chỉ được sử dụng tối đa hai tàu hút, chở cát. 

Đồng thời, việc khai thác chỉ được diễn ra ban ngày. Cát khai thác phải được cân trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn; doanh nghiệp nếu để xảy ra sạt lở bờ sông tại vị trí khai thác sẽ bị cơ quan chức năng thu hồi giấy phép. Ngoài ra, việc cấp phép khai thác cát cũng được điều chỉnh, mỗi doanh nghiệp chỉ được cấp phép tối đa 5 năm, công suất không quá l0.000 m3/ năm. 

Cũng theo quy chế phối hợp được ký kết giữa 3 tỉnh, lực lượng chức năng các địa phương có chung tuyến sông Đồng Nai có thẩm quyền xử lý các sai phạm trong noạt động khai thác cát trên sông. Quy định này nhằm tránh việc các tàu khai thác cát cát trái phép bỏ chạy sang địa bàn khác trong khu vực có có chung lòng sông nhằm trốn bị xử phạt. 

Theo thống kê về giấy phép hoạt động khai thác cát tại địa bàn huyện Cát Tiên trên sông Đồng Nai, đoạn giáp ranh với tỉnh Đồng Nai và Bình Phước: Từ tháng 6/2017, UBND tỉnh cấp 9 giấy phép khai thác nhưng tới nay tỉnh đã thu hồi 8 giấy phép. Hiện nay chỉ còn 1 giấy phép hoạt động của Doanh nghiệp Xuân Hà với chiều dài khai thác lòng sông 5,5 km và hết hạn khai thác tháng 3/2021.  

Tại huyện Đạ Tẻh, thời điểm tháng 6/2017, UBND tỉnh đã cấp 7 giấy phép khai thác cát trên sông Đồng Nai khu vực giáp ranh. Từ năm 2017 tới nay, tỉnh thu hồi 5 giấy phép, hiện chỉ có 2 giấy phép còn hiệu lực. Ở sông Đạ Quay, huyện Đạ Tẻh, đoạn giáp huyện Tân Phú (Đồng Nai) hiện HTX Công nghiệp Phú Xuân còn giấy phép hoạt động khai thác cát tới tháng 10/2026. 

Về phía tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, số giấy phép khai thác, thăm dò đúng quy định trên sông Đồng Nai khu vực giáp ranh với Lâm Đồng là 5 doanh nghiệp.

 
PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top