Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 29 tháng 9 năm 2016 | 4:27

Vinamilk và Tetra Pak chính thức khởi động chương trình sữa học đường năm học 2016-2017

KTNT - Với kinh nghiệm gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình Sữa học đường, trong những ngày cuối tháng 9, công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh Đồng Nai, Bắc Ninh và Bà Rịa Vũng Tàu, đã chính thức làm lễ phát động Chương trình Sữa học đường năm học 2016-2017 tại địa phương. Với khoảng nửa triệu học sinh sẽ được uống sữa tại nhà trường trong suốt năm học, đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm hưởng ứng Chương trình Sữa học đường Quốc gia vừa mới được Chính phủ phê duyệt.
 
 
 
Dù thời gian triển khai khác nhau, nhưng Chương trình Sữa học đường tại các địa phương này đều cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện suy dinh dưỡng, đem lại sự phát triển lành mạnh cho trẻ em về thể chất lẫn trí tuệ.
 
Với Bà Rịa Vũng Tàu, tỉnh đầu tiên thực hiện chương trình sữa học đường từ năm 2007, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 6 tuổi đã giảm mạnh từ 10% năm 2006 xuống còn 1,6% vào năm 2015 và SDD thể thấp còi giảm từ 4,7% năm 2012 xuống 2.7% năm 2015. Tại Bắc Ninh, nơi triển khai chương trình đầu tiên ở phía Bắc, tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm từ 6,6% (2013) xuống còn 2,3% (2015); và SDD thấp còi giảm từ 8% (2013) xuống còn 3,8%.
 
Đồng Nai hiện là tỉnh thực hiện Chương trình Sữa học đường có quy mô lớn nhất: cho cả khối mầm non và một phần bậc tiểu học uống sữa. Tuy tại tỉnh Đồng Nai còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng và phức tạp nhưng chương trình cũng đã mang lại những kết quả ấn tượng. Tỷ lệ SDD nhẹ cân năm 2013 ở mức 9% thì đã giảm còn 6,2% năm 2015 và SDD thấp còi giảm từ 10% còn 7,5%.
 
Bên cạnh đó, Chương trình Sữa học đường cũng đã góp phần cải thiện nhận thức của cộng đồng về việc uống sữa đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, giúp phụ huynh yên tâm về nguồn gốc và chất lượng sữa con uống tại trường, giảm bớt gánh nặng chi phí mua sữa cho phụ huynh.
 
 
Tại lễ phát động chương trình của tỉnh Đồng Nai ngày 28/9, đại diện Bộ Y tế ghi nhận: "Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Ninh và Đồng Nai là những địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện mô hình Sữa học đường rất bài bản và thành công. Điều này thể hiện tầm nhìn, sự quan tâm sâu sắc, thiết thực của lãnh đạo, cán bộ và người dân tới việc xây dựng con người, tài sản quý giá nhất của địa phương mình. Tôi tin chắc rằng sự thành công của mô hình này sẽ nhanh chóng được lan tỏa tới tất cả những tỉnh thành khác để cùng hiện thực hóa những mục tiêu đã đề ra trong Chương trình Sữa học đường quốc gia.”
 
 
 
Vinamilk, với kinh nghiệm gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình Sữa học đường ở các địa phương trên cả nước, đã quyết định tiên phong đồng hành cùng Chính phủ và các Bộ Ngành liên quan đặc biệt là Bộ Y Tế để triển khai chương trình Sữa học đường ở phạm vi quốc gia. Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập, năm 2016 Vinamilk đã quyết định hỗ trợ 14 tỷ đồng cho học sinh của 14 tỉnh khó khăn nhất Việt Nam (Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Kon Tum, Hòa Bình, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Yên Bái, Gia Lai, Tuyên Quang và Ninh Thuận), căn cứ theo số liệu báo cáo của nhóm công tác của Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về xóa đói giảm nghèo. Cũng trong khuôn khổ chương trình Sữa học đường năm 2016, Vinamilk sẽ tiếp tục đồng hành cùng với Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bắc Ninh triển khai chương trình sữa học đường, nhằm hỗ trợ cho các em học sinh độ tuổi mầm non, tiểu học, hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, thiếu hụt dinh dưỡng để các em có điều kiện phát triển thể chất và trí tuệ. Năm 2016, nhân dịp kỷ niệm 40 năm, Vinamilk cũng đã dành tặng 6 tỷ đồng cho 6 tỉnh đang thực hiện chương trình Sữa học đường để động viên khích lệ những địa phương đang thực hiện tốt. Như vậy, tổng số tiền 20 tỷ đồng Vinamilk đóng góp cho chương trình Sữa học đường tại 20 tỉnh trong năm 2016 sẽ tương đương với khoảng gần 4 triệu hộp sữa cho các em học sinh mầm non, tiểu học. Và nếu tính từ năm học 2007-2009, khi Vinamilk bắt đầu phối hợp cùng các tỉnh thực hiện chương trình thì tổng số lượng học sinh được thụ hưởng từ chương trình sẽ là 380 ngàn em học sinh và tổng ngân sách trợ giá từ Vinamilk là 92 tỷ đồng.
 
 
Chương trình Sữa học đường trên thế giới đã có lịch sử hơn 100 năm. Tại Châu Á, Nhật Bản chương trình được coi là hình mẫu thần kỳ trong việc cải thiện tầm vóc. Được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, chương trình Sữa học đường đã giúp tăng chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật từ mức 1m50, thấp gần nhất Châu Á, lên mức 1m72 ngày nay. Trong khi đó, thanh niên Việt Nam hiện tại bị thấp lùn nhất Châu Á.
 
Chính vì vậy, việc triển khai Chương trình Sữa học đường là rất cấp thiết nếu Việt Nam muốn cải thiện giống nòi và chất lượng nhân lực.
 
Không chỉ với Đồng Nai, Vinamilk là đơn vị đã luôn đồng hành cùng với Chương trình Sữa học đường của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và Bắc Ninh ngay từ những ngày đầu. Với bề dầy kinh nghiệm gần 10 năm và năng lực thực hiện đã giúp Vinamilk hỗ trợ các địa phương thực hiện chương trình an toàn và hiệu quả.
 
Ông Nguyễn Hồng Sinh, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc của Vinamilk chia sẻ: "Vinamilk luôn quan tâm thúc đẩy chương trình Sữa học đường từ nhiều năm nay như là một trong những hoạt động quan trọng nhất của công ty. Với chương trình sữa học đường, sản phẩm của Vinamilk đã được nghiên cứu rất công phu về các vi chất bổ xung cần thiết cho lứa tuổi học đường có sự tham vấn của nhiều chuyên gia dinh dưỡng trong và ngoài nước để đảm bảo cho học sinh được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong quá trình học tập tại trường. Mong muốn của Vinamilk là mọi trẻ em đều được uống sữa mỗi ngày để nâng cao thể chất tầm vóc của người Việt vì một Việt Nam luôn vươn cao.”.
 
Bên cạnh đó, Chương trình Sữa học đường cũng nhận được sự tư vấn kỹ thuật của tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển) – đơn vị đã có hơn 50 năm kinh nghiệm hỗ trợ các Chương trình Sữa học đường tại 56 quốc gia.
 
Trong năm 2015, hơn 70 triệu trẻ em trên thế giới đã được cung cấp sữa và thức uống dinh dưỡng đựng trong bao bì của Tetra Pak từ khuôn khổ Chương trình Sữa học đường.
 
Ông Robert Graves, Tổng giám đốc công ty Tetra Pak cho biết: "Công nghệ chế biến và đóng gói tiệt trùng của Tetra Pak đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy Chương trình Sữa học đường trên toàn cầu, bởi công nghệ này giúp mang các hộp sữa an toàn, chất lượng tới cho học sinh ở bất cứ nơi đâu. Tetra Pak cam kết sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan nhằm xây dựng và hỗ trợ Chương trình Sữa Học đường phát triển bền vững tại Việt Nam.”
 
Theo chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn của trẻ cần rất nhiều vi chất để đảm bảo sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, tạo nền tảng tốt cho tương lai của trẻ về sau. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế và nhận thức chưa cao, trẻ em Việt Nam đang đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi, tỷ lệ tới 25% ở trẻ dưới 5 tuổi. Uống sữa được các chính phủ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như là một biện pháp hữu hiệu để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng thiếu hụt, giúp cải thiện thể trạng, hệ miễn dịch, tiêu hóa cho trẻ.
 
P.V
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top