Ngày 8/4, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội vừa triệt phá đường dây làm giả vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19.
Theo đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phát hiện một ô tô tải đang nhập hàng trước cửa Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ y tế Đức Anh (số 5, ngõ 178 Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội), có nhiều dấu hiệu nghi vấn.
Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 30 thùng giấy chứa 1.200 bộ quần áo bảo hộ phòng, chống dịch ghi sản xuất tại Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Phúc Hà. Tổ công tác yêu cầu kiểm tra giấy tờ nhưng đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ y tế Đức Anh không xuất trình được hoá đơn chứng từ liên quan đến số hàng này.
Nhận thấy có dấu hiệu bất thường và có hành vi làm giả, lực lượng chức năng đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp trụ sở và kho của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ y tế Đức Anh, tổ công tác đã bắt qủa tang nhân viên công ty đang thực hiện đóng gói các sản phẩm mang nhãn của Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Phúc Hà.
Ngoài ra, tại kho của công ty còn phát hiện số lượng lớn sản phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch của nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhiều thùng tem nhãn mác.
Lực lượng chức năng cho biết, bước đầu theo tường trình của đại diện Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ y tế Đức Anh, các sản phẩm này được thu mua trôi nổi trên thị trường với giá rẻ khoảng 50.000 đồng/1 bộ và bán với giá 155.000 đồng/bộ, và được bán trên mạng xã hội, chỉ chênh so với sản phẩm thật 5.000 – 10.000 đồng để dễ bề trà trộn, số tiền thu được do trục lợi là rất lớn.
Có mặt tại hiện trường, đại diện Công ty cổ phần dược và thiết bị y tế Phúc Hà khẳng định, lượng hàng hóa này không phải do công ty sản xuất, những sản phẩm này không có tác dụng bảo hộ trong công tác phòng, chống dịch.
Theo Đại tá Phùng Anh Lê, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (Công an TP. Hà Nội), sau khi mua các sản phẩm trôi nổi trên thị trường với giá chỉ bằng khoảng 40-50% giá trị của sản phẩm thật, các đối tượng in nhãn mác gần giống và đóng gói làm giả sản phẩm của Công ty Vũ Hà để bán ra thị trường. Để tránh bị phát hiện, các đối tượng đã còn bán sản phẩm sát với giá của Công ty Phúc Hà đưa ra.
Hiện, vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra xử lý theo quy định.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.