Chỉ sau 4 tháng vào cuộc, Công an Hà Tĩnh đã đánh sập đường dây lừa đảo bằng hình thức tuyển CTV bán mỹ phẩm như mặt nạ, nước hoa, son môi…, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng, triệu tập trên 100 đối tượng.
Thời gian gần đây, lừa đảo dưới hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online ngày càng nở rộ. Hà Tĩnh cũng xuất hiện hiện tượng này. Trước những diễn biến ngày càng phức tạp của loại tội phạm này, cuối năm 2020, Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung lực lượng xác minh các đơn trình báo và điều tra làm rõ.
Trong quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự điều tra phát hiện 1 nhóm hơn 10 đối tượng trên địa bàn Hà Tĩnh có biểu hiện bất minh về kinh tế, nghi vấn móc nối với các đối tượng ngoại tỉnh hoạt động lợi dụng mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên đã xác lập chuyên án đấu tranh.
Sau hơn 4 tháng điều tra, Ban chuyên án đã xác định được ổ nhóm này nằm trong đường dây tội phạm hoạt động liên tỉnh, với quy mô đặc biệt lớn, được hình thành từ năm2018, hoạt động có tổ chức chặt chẽ, tính chất chuyên nghiệp với hơn 100 đối tượng tham gia chia thành nhiều chi nhánh tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước như Hà Nội, Hà Tĩnh, Thái Bình, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, TP Hồ Chính Minh...
Phương thức hoạt động của chúng là lập các trang fanpage bán hàng mỹ phẩm như son môi, mặt nạ dưỡng da, nước hoa... rồi thuê người chạy quảng cáo, tăng lượt tương tác, tăng view trên Facebook để tuyển cộng tác viên bán hàng. Nạn nhân bọn chúng nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập.
Với một loạt thông tin đưa ra rất hấp dẫn như: Cần tuyển 100 công tác viên bán hàng trên phạm vi toàn quốc, lương mỗi tháng từ 10 đến 15 triệu đồng, công việc chỉ cần đăng bài viết và hình ảnh do công ty cung cấp, khi khách có nhu cầu mua sản phậm của công ty thì nhập hàng từ công ty về bán cho khách; “ cộng tác viên chỉ cần đăng bài mỗi ngày, nếu không có khách sẻ được hưởng 50.000 đ/ngày, nêu có khách được hưởng 100.000đ/ngày, mỗi sản phẩm bán ra được hưởng chênh lệch 10 đến 20%. Với thủ đoạn như trên từ tháng 10/2018 đến nay hàng chục nghìn người trên cả nước đã trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo này.
Đánh vào tâm lý của nạn nhân để họ dễ dàng sập bẫy, các đối tượng không vội đặt hàng ngay mà đợi 1, 2 ngày sau khi CTV đăng bài chúng mới dùng sim rác, nick face giả đồng loạt nhắn tin, gọi điện đặt hàng làm quà tặng, mua dùng, kinh doanh…Khi CTV đặt hàng tại trang page bán hàng, các đối tượng cam đoan sẽ được hoàn trả hàng nếu giữ lại giấy bảo đảm của công ty nhưng thực tế địa chỉ nhận lại hàng hoàn toàn giả mạo. Sau khi hàng đã đến tay của CTV, những người đặt mua hàng trước đó tự “bốc hơi”, không để lại dấu vết, hàng cũng không hoàn lại vì địa chỉ các đối tượng cung cấp hoàn toàn là giả. Vì vậy, các CTV sẽ phải ôm một số lượng hàng hoá có giá trị thật chênh lệch từ 40-50 lần so với số tiền bỏ ra, nhưng cũng không thể sử dụng vì toàn là hàng giả, hàng kém chất lượng.
Xác định rõ phương thức, hoạt động của loại tội phạm này nhưng để điều tra, làm rõ là một vấn đề nan giải. Bởi đây là loại tội phạm mới, cực kỳ khó chứng minh về bản chất và việc thu thập tài liệu, chứng cứ rất khó khăn. Hơn nữa, rất nhiều bị hại do có tâm lý xấu hổ, sợ gia đình biết chuyện nên đã từ chối hợp tác. Trong suốt quá trình đấu tranh chuyên án, số lượng bị hại ở Hà tĩnh và các địa phương khác mà các trinh sát thu thập được đã lên đến con số hàng nghìn người.
Sau hơn 4 tháng tổ chức các hoạt động điều tra rất bài bản, công phu và tỉ mỉ, thu thập đầy đủ thông tin, tài liệu để nghiên cứu, đánh giá, đầu tháng 4/2021, Phòng Cảnh sát Hình sự cùng hàng trăm cán bộ, chiến sỹ các phòng nghiệp vụ, công an các huyện, thành phố, thị xã đã được điều động phối hợp phá án.
Ban chuyên án đã triển khai lực lượng đến 45 tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước để thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành bắt giữ, triệu tập hơn 100 đối tượng, thu giữ 4 ô tô, 80 máy tính, gần 200 điện thoại di động, 3,6 tỷ đồng tiền mặt và hơn 30 thùng hàng.
Ngày 16/4/2021, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hà Tĩnh bước đầu đã khởi tố bị can đối với Lê Huy Nhật (SN 1993, trú tại phường Lam Sơn, TP Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá) và 36 đối tượng khác về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Đồng chí Trung tá Nguyễn Phi Hải - Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự - Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Đường dây lừa đảo này đã hoạt động trong suốt một thời gian dài từ năm 2018 đến nay, với hệ thống chân rết trải rộng trên khắp địa bàn cả nước. Ngang nhiên hơn, bọn chúng còn thành lập các Công ty và thông qua các phương tiện truyền thông để tuyên truyền, quảng cáo cho hoạt động của mình. Tính riêng trong 6 tháng cuối năm 2020, đường dây này đã chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng; trong 3 tháng đầu năm 2021, các đối tượng đã lừa hơn 3.000 bị hại.
Vụ án hiện đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục điều tra mở rộng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.