Dù cống hiến 6-7 năm tại Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng), nhưng đến nay 6 cán bộ tại trung tâm này lại phải “đứng đường” vì huyện bất ngờ tổ chức thi tuyển viên chức.
Tận tuỵ với công việc
Cán bộ Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá ở các huyện trước đây chủ yếu là người địa phương. Tiêu chuẩn cán bộ trước đây chỉ cần bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành dân số - y tế trở lên. Họ được ví như người “vác tù và hàng tổng”. Lương thấp, chế độ đãi ngộ khác gần như không, nên nếu không bằng cái tâm, sự năng nổ... thì chẳng ai theo nghề.
Một số cán bộ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện Vĩnh Bảo cũng vậy, có người theo nghề từ năm 2013 - 2014, khi lương chỉ được 1 triệu 500 nghìn đồng/tháng, trong khi thu nhập bình quân công nhân lúc bấy giờ đã 4 triệu đồng/tháng.
Chị Đoàn Thị Hiền, SN 1970, trú tại xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo cho biết, chị theo nghề từ năm 2013, lương được khoảng 1 triệu 500 nghìn/tháng mà thời gian thì không giới hạn, phải đi công tác thường xuyên tại cơ sở . Gia đình thấy vất vả động viên bỏ nghề nhưng nghĩ đến trách nhiệm, sự say mê, mong công việc ổn định nên chị thuyết phục gia đình cho theo nghề.
Không chỉ chị Hiền, chị Hoa và một số cán bộ còn lại cũng vậy. Lương thấp, thời gian không giới hạn, vất vả, gia đình không ủng hộ nhưng vì yêu nghề, mong muốn công việc ổn định... nên cố bám trụ.
Hầu hết các cán bộ này được địa phương đánh giá là năng nổ, tận tuỵ với công việc và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. “Đồng chí Nguyễn Thị Hoa, người địa phương, là cán bộ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Vĩnh Bảo công tác tại xã Việt Tiến luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ”, đánh giá của UBND xã Việt Tiến về chị Hoa trong thời gian công tác.
Bỗng dưng ra “đứng đường”
Theo chị Hoa, bao năm theo nghề, trong khi các quận, huyện của TP. Hải Phòng hầu hết cán bộ theo nghề đã được xét tuyển đặc cách viên chức từ năm 2016, nhưng ở huyện Vĩnh Bảo thì chị Hoa và những người còn lại không được xét tuyển đặc cách, do tắc trách của lãnh đạo Trung tâm và huyện trong việc hoàn thiện hồ sơ. “Sau đó không thấy lãnh đạo Trung tâm nói gì, cũng không nhắc nhở đi học nên chúng tôi cứ yên tâm công tác”, chị Hoa chia sẻ.
Đến cuối năm 2019, khi thấy Trung tâm báo huyện sắp tổ chức cuộc thi, đi xem thông báo, chị Hiền, chị Hoa và những người còn lại mới té ngửa mình không đủ tiêu chuẩn chuyên môn để dự thi.
Khi biết sự việc, chị Hiền, Hoa cùng một số người đã có phản ánh đến cơ quan chức năng huyện Vĩnh Bảo đề nghị cho đặc cách tham gia kỳ thi để đỡ thiệt thòi, khiến kỳ thi viên chức cuối năm 2019 cho Trung tâm bị hoãn lại. Tuy nhiên, kết quả không có gì thay đổi. Chị Hiền, Hoa và một số người vẫn không được thi do không đủ điều kiện chuyên môn.
“Chúng tôi bức xúc là trước đây chúng tôi đủ điều kiện, tiêu chuẩn như cán bộ các quận, huyện trong thành phố Hải Phòng được xét đặc cách thì chúng tôi không được xét tuyển đặc cách do tắc trách của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, của huyện Vĩnh Bảo. Bây giờ biết người tham dự thi phần lớn là người nhà, người thân cán bộ khiến chúng tôi càng bức xúc. Chúng tôi đã cống hiến bao năm, được địa phương ghi nhận, nay chúng tôi phải "đứng đường" ở tuổi 40. Vậy sao không tạo điều kiện cho chúng tôi thi rồi chúng tôi hoàn thiện tiêu chuẩn có phải chúng tôi đỡ thiệt, đỡ tủi...?”, một cán bộ vừa khóc vừa bày tỏ.
Nhận được phản ánh của một số cán bộ Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình huyện Vĩnh Bảo, PV đã đặt lịch với UBND huyện Vĩnh Bảo, nhưng khi đến còn bị hạnh hoẹ giấy tờ và đến nay vẫn chưa thấy liên lạc lịch làm việc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.