Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 20 tháng 1 năm 2020 | 8:14

Hải Phòng: Chính quyền hợp thức hoá sai phạm cho doanh nghiệp?

Từ đất nuôi trồng thuỷ sản, doanh nghiệp ngang nhiên sử dụng làm bãi container, rồi được UBND quận Hải An “vẽ” ra nhiều lý do lãng xẹt để hợp thức hoá sai phạm này, trình UBND TP. Hải Phòng phê duyệt.

Báo cáo không trung thực

Trong văn bản gửi UBND TP. Hải Phòng, UBND quận Hải An trình thành phố này phê duyệt cho Công ty cổ phần Sông Hồng do ông Trần Văn Hoàn làm Giám đốc được thuê 1 năm làm bãi vật liệu xây dựng và container với diện tích khoảng 10ha, có nguồn gốc đất nuôi trồng thuỷ sản tại phường Đông Hải 2, chủ sử dụng là chính ông Hoàn.

Khu đất trên có 1 mặt tiếp giáp với mặt đường 356 - đường trục chính Khu Kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, mặt khác giáp với 2 cảng ở Đình Vũ, ông Hoàn trước đây nhận chuyển nhượng với mục đích đất nuôi trồng thuỷ sản. Toàn bộ khu đất này nằm trong quy hoạch Ga tiền cảng thuộc Dự án đường sắt Khu Công nghiệp Đình Vũ.

Năm 2014, không rõ ông Hoàn đã tự ý san lấp hay vẫn là đầm nuôi trồng thuỷ sản mà Công ty Sumitomo Mitsui Construction Co.Ltd hợp đồng với ông Hoàn sử dụng khu diện tích này để xây hàng rào, văn phòng làm việc, nhà cấp 4, trạm trộn bê tông và các công trình phụ trợ phục vụ thi công xây dựng cơ sở hạ tần cảng Lạch Huyện, đã được UBND TP. Hải Phòng đồng ý. Hợp đồng đến nay đã hết hạn hơn 2 năm.

Khu đất của Công ty Cổ phần Sông Hồng được UBND quận Hải An báo cáo “Hiện trạng đất trống, chưa sử dụng”.
Khu đất của Công ty cổ phần Sông Hồng được UBND quận Hải An báo cáo “Hiện trạng đất trống, chưa sử dụng”.

Năm 2019, một phần khu đất này ngang nhiên được sử dụng làm bãi chứa container, xe ra vào tấp nập, Công ty cổ phần Sông Hồng, Công ty TNHH RS Xanh còn treo cả biển hiệu cổng ra vào... Đến nay, các hoạt động này vẫn diễn ra rầm rập suốt ngày đêm. Tuy nhiên, trong báo cáo của UBND quận Hải An gửi UBND TP. Hải Phòng lại viết: “Hiện trạng đất trống, chưa sử dụng”.

Ủng hộ doanh nghiệp bằng lý do lãng xẹt

Để thuyết phục UBND TP. Hải Phòng đồng ý với đề xuất của UBND quận Hải An cho Công ty cổ phần Sông Hồng thuê phần đất nói trên làm bãi vật liệu xây dựng và container, quận này đã lập luận với lý do: Hiện nay... khu đất trên... nằm cách xa Trung tâm hành chính của quận và phường Đông Hải 2, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn, cán bộ làm công tác quản lý còn thiếu phải kiêm nhiệm nhiều công việc, do vậy công tác quản lý gặp không ít khó khăn. Mặt khác, tại khu vực trên thường xuyên xảy ra tình trạng lấn chiếm đất, san lấp trái phép, gây mất an ninh trật tự.

Chưa nói việc tự ý san lấp đất (nếu có) và việc sử dụng đất trái mục đích tại khu đất của ông Hoàn đã được cấp thẩm quyền xử lý hay chưa?, nhưng việc UBND quận Hải An báo cáo chưa trung thực, đưa ra những lý do lãng xẹt như trên để thuyết phục UBND TP. Hải Phòng cho Công ty cổ phần Sông Hồng thuê đất chỉ khiến người dân, dư luận... thấy nó bất tuân luật pháp, vô cùng phi thực tế, buồn cười.

Chưa rõ UBND TP. Hải Phòng có bỏ qua sai phạm, đồng ý hợp thức hoá cho sai phạm này không?

 

 

Phạm Nguyên - Tam Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top