Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 5 năm 2022 | 15:19

Hải Phòng thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu gắn với quá trình đô thị hóa

Năm 2019, 139/139 xã tại TP. Hải Phòng về đích nông thôn mới (NTM). Ngay sau đó, thành phố bắt tay triển khai thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu và xác định NTM kiểu mẫu phải gắn với quá trình đô thị hóa.

Sau hơn 2 năm thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu, diện mạo nông thôn thay đổi, giao thông thuận lợi, tăng nguồn thu ngân sách… Đó là những thành quả rõ nét mà NTM kiểu mẫu mang lại cho thành phố cảng.

Triển khai thí điểm tại 8 xã

Hai năm qua, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 kéo dài, TP. Hải Phòng được biết đến là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả “nhiệm vụ kép”: vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế của thành phố có sự tăng trưởng, cao hơn mức bình quân chung cả nước và các tỉnh, thành phố khác.

Cụ thể, trong quý I/2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) vẫn đạt mức tăng trưởng khá, cao hơn gấp 2 lần so với bình quân của cả nước; tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tăng 10,59% so với cùng kỳ năm trước; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 3 đạt trên 8.184 tỷ đồng…

Kinh tế - xã hội phát triển là tiền đề để Hải Phòng thực hiện tốt xây dựng NTM kiểu mẫu gắn với quá trình phát triển đô thị hóa.

 

km-4.jpg
Nhiều hộ dân đã tự nguyện tháo dỡ công trình kiến trúc, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị nhà thầu thi công.

 

Trong năm 2020, TP. Hải Phòng đã triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu thí điểm tại 8 xã: Tân Liên (Vĩnh Bảo); Kiến Thiết (Tiên Lãng); Thụy Hương (Kiến Thụy); Tân Dân (An Lão); Đồng Thái (An Dương); Gia Minh, Gia Đức (Thủy Nguyên) và Xuân Đán (Cát Hải).

Để hoàn thành tiêu chí NTM kiểu mẫu, các địa phương cần đầu tư xây dựng 201 công trình, gồm 197 công trình về giao thông tương ứng chiều dài 129,13km; 4 công trình về môi trường. Thành phố bố trí 1.083,79 tỷ đồng cho các xã để triển khai thực hiện các công trình.

Tại 8 xã thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu, bình quân tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong độ tuổi lao động đạt 95%, thu nhập bình quân từ 54 triệu đồng/người/năm, không còn hộ nghèo, tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo đạt 90% và trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, các xã đều có trạm y tế đủ điều kiện khám - chữa bệnh cho nhân dân.

Năm 2021, TP. Hải Phòng tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu tại 14 xã với tổng kinh phí dự kiến 2.520 tỷ đồng. Tính đến ngày 21/4/2022, TP. Hải Phòng đã hoàn thành 35/49 công trình, đạt 71%. Khối lượng thi công chung toàn thành phố đạt trung bình khoảng 90%.

Xây dựng NTM nói chung và xây dựng NTM kiểu mẫu nói riêng tại Hải Phòng với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân mà còn tiết kiệm được nguồn lực cho Nhà nước mà vẫn hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra.

Ông Lê Văn Xóm (thôn An Thạch, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng) cho biết, thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu, các tuyến đường trên địa bàn xã được mở rộng, đường có vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng… nên nhân dân phấn khởi, cảm thấy quê hương có thêm sức sống, giàu mạnh, ai cũng tin vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Việc mở rộng đường sá không chỉ làm cho bộ mặt làng quê khang trang, văn minh sạch đẹp, làm giá trị đất đai tăng lên mà việc đi lại, giao thương, kết nối tiêu thụ nông sản tại địa phương thêm thuận lợi, mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho nhà nông.

Sau hơn 2 năm thực hiện xây dựng NTM kiểu mẫu, TP. Hải Phòng đã vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông và nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà con. Chỉ tính riêng trong năm 2020, các địa phương đã vận động 4.730 hộ dân hiến tặng trên 125.724 m2 đất để đầu tư các công trình NTM kiểu mẫu, giải toả vật kiến trúc của 4.322 hộ dân với tổng kinh phí hỗ trợ vật kiến trúc 161.757 tỷ đồng.

 

km-1.JPG
Xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng được thí điểm xây dựng NTM kiểu mẫu ở 3 lĩnh vực gồm: giao thông, điện chiếu sáng và môi trường với 30 hạng mục công trình.

 

Phấn đấu năm 2025, 100% số xã đạt NTM kiểu mẫu

TP. Hải Phòng đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt các tiêu chí NTM kiểu mẫu. Trong đó, sẽ ưu tiên tập trung cho 2 huyện An Dương, Thủy Nguyên hoàn thành xây dựng xã NTM kiểu mẫu trước năm 2024.

Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt tối thiểu 85 triệu đồng/năm, 100% số xã không còn hộ nghèo; 100% số xã có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn. Trong đó, tối thiểu 40% số xã có sản phẩm được xếp hạng 3 sao trở lên. 100% dân số được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn; 98% rác thải nông thôn được thu gom, xử ly; 100% số xã đảm bảo tỷ lệ hộ dân thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn đạt từ 50% trở lên.

 

km-2.jpg
Nhà thầu thi công thực hiện các hạng mục công trình cẩn thận, đảm bảo đúng tiến độ.

 

Dự kiến, giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách TP. Hải Phòng ưu tiên bố trí trực tiếp khoảng 18.290,6 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Trong đó, nguồn vốn đầu tư công của thành phố là 16.510,6 tỷ đồng; vốn sự nghiệp, lồng ghép và ngân sách huyện 1.780 tỷ đồng.

Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hạ tầng - kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông để đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa phục vụ việc chuyển đổi huyện An Dương thành quận, huyện Thủy Nguyên thành thành phố trực thuộc thành phố trước năm 2025.

Có thể thấy, việc xây dựng NTM kiểu mẫu tại TP. Hải Phòng đã từng bước tạo diện mạo mới cho khu vực nông thôn theo hướng đô thị hóa, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời, góp phần thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng các cụm công nghiệp, các khu đô thị, các khu vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

 

Phạm Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top