Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 4 năm 2016 | 1:46

Hán Đà: Phát huy nội lực trong dân

Sau 5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), dù còn nhiều thử thách phía trước nhưng chính quyền, nhân dân xã Hán Đà (Yên Bình - Yên Bái) vẫn nỗ lực cố gắng, từng bước hoàn thành các tiêu chí NTM.

Trụ sở UBND xã Hán Đà.

Mở đầu câu chuyện, ông Trần Văn Khoa, Chủ tịch UBND xã Hán Đà, tâm sự: “Thuận lợi lớn nhất và cũng là thành công bước đầu khi chúng tôi bắt tay vào XDNTM chính là sự vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân. Điều này thể hiện rõ nhất khi có hàng ngàn lượt người tham dự những cuộc họp góp ý kiến vào đề án XDNTM của xã”.

Cùng với nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện, xã Hán Đà đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, XDNTM, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Ngay từ khi bắt tay thực hiện đề án XDNTM, xã đã quán triệt rõ mục đích, ý nghĩa và lợi ích của chương trình để nhân dân hiểu và thực hiện.

Vạn sự khởi đầu nan, không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, xã Hán Đà quyết tìm ra cách để vượt qua khó khăn ban đầu bằng chính nội lực của địa phương. Đó là huy động sức dân, sự đóng góp của nhân dân để XDNTM. Để đưa được chủ trương này đến với người dân và nhất là được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân là việc rất công phu và không hề đơn giản, phải tập trung vận động, tuyên truyền để người dân thấy rõ lợi ích đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm.

Với phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, công tác tuyên truyền được chú trọng ngay từ đầu, qua tuyên truyền, vận động đã nâng cao tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân hiểu được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa, mục đích của chương trình.

Qua 5 năm thực hiện chương trình XDNTM, đến hết năm 2015, xã Hán Đà đã  đạt 12/19 tiêu chí và phấn đấu trong năm 2016 đạt thêm 2 tiêu chí nữa đó là giao thông và thủy lợi.

Điểm nổi bật trong phong trào XDNTM ở Hán Đà là việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hạ tầng phục vụ sản xuất. Nhờ làm tốt việc này, hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất được cải thiện đáng kể. Phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn phát triển rộng khắp. Tính đến nay, đã có 274 hộ gia đình hiến tổng số 21.900m2 đất để mở rộng nền đường, điển hình như hộ bà Sinh thôn Phúc Hòa 2, ông Xương thôn Phúc Hòa 1… Hết năm 2015, xã đã kiên cố hóa được 11,3km đường giao thông nông thôn và 4,13km kênh mương.

Về kinh phí để thực hiện XDNTM, ngoài nguồn vốn từ Trung ương, vốn dự án và ngân sách địa phương, xã thực hiện tốt công tác huy động sức dân bằng cách: Tuyên truyền để nhân dân thấy rõ mục đích, ý nghĩa của công cuộc XDNTM là “dân làm, dân hưởng”. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai, minh bạch từ khâu dự toán, thi công đến quyết toán công trình. Trong quá trình đó, người dân giám sát và cho ý kiến cụ thể để thực hiện các công trình. Đặc biệt, xã đã làm tốt công tác dân vận, vận động người dân đóng góp tiền của, công sức cùng XDNTM. Quan điểm của xã là “làm từ trong ngõ làm ra”, tiêu chí dễ làm trước, tiêu chí khó cần đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực làm sau. Với cách làm đó, Hán Đà đã tạo được sự đồng thuận cao, phát huy tính dân chủ tập thể trong nhân dân. Đến nay, tổng các nguồn vốn đã thực hiện là 21,5 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước 13,3 tỷ đồng, nhân dân đóng góp và nguồn khác 8,2 tỷ đồng.

Do nguồn lực có hạn nên Hán Đà xác định, tiêu chí nào ít phải huy động đến kinh phí thì thực hiện trước, đồng thời phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương để áp dụng vào từng tiêu chí cụ thể. Thời gian đầu triển khai XDNTM, đại bộ phận người dân quan niệm, đó là việc của chính quyền và Nhà nước giống các chương trình hỗ trợ lâu nay. Kinh phí triển khai xây dựng chương trình phải do Nhà nước và tỉnh hỗ trợ nên rất khó khăn trong việc huy động các nguồn lực. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động, đến nay đa phần người dân đã hiểu công cuộc XDNTM là trách nhiệm của dân, đem lại lợi ích cho chính người dân.

Ghi nhận những thành tích đã đạt được trong phong trào làm đường giao thông nông thôn, năm 2013, xã Hán Đà được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phát triển giao thông nông thôn - miền núi. Từ thực tế cho thấy, mặc dù còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của nhân dân phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, nguồn thu nhập còn hạn chế song những kết quả đã đạt được trong XDNTM ở Hán Đà là rất đáng trân trọng. Thành quả đó là sự nỗ lực phấn đấu của tập thể lãnh đão, cán bộ xã cùng toàn thể nhân dân đoàn kết một lòng xây dựng quê hương Hán Đà ngày càng phát triển.

Đức Sơn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top