Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2021 | 13:1

Hàng loạt nhà xưởng xây dựng không phép ở xã Cự Khê: Cần xử lý nghiêm cá nhân, tập thể liên quan

Nhiều công trình xây dựng không phép ở xã Cự Khê (Thanh Oai - Hà Nội) khiến người dân sở tại bức xúc, phản ánh tới Kinh tế nông thôn.

Người dân xã Cự Khê thông tin, trên địa bàn thôn Mỹ và thôn Cầu Hàng có hàng loạt nhà xưởng, kho chứa hàng không phép được xây dựng với quy mô lớn và kiên cố, có công trình lên tới vài trăm mét vuông.
 
Phản ánh tới Tạp chí Kinh tế nông thôn, người dân đặt câu hỏi: Đất ao, vườn được san lấp mặt bằng làm nơi xây dựng nhà xưởng, kho chứa hàng hóa có phù hợp với quy định pháp luật và có được chính quyền địa phương cấp Giấy phép xây dựng? Các nhà xưởng có đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy hay không? Vì sao hàng loạt nhà xưởng không phép ngang nhiên xây dựng quy mô lớn trên địa bàn xã Cự Khê và hoạt động rầm rộ mà không bị chính quyền xử lý? Có hay không việc chính quyền địa phương “bật xèn xanh” cho các công trình này xây dựng, “làm ngơ” cho các nhà xưởng, kho chứa hàng tồn tại?
nx.jpg
Hàng loạt nhà xưởng không phép tại xã Cự Khê.
Trả lời báo chí, ông Đặng Anh Phương, Chủ tịch UBND xã Cự Khê nói: Việc xây dựng nhà xưởng, nhà kho ở đấy không phải trên đất nông nghiệp mà là đất ao vườn, đất cha ông để lại. Việc xây dựng của người ta là chưa đúng về quy định. Nhưng ở Cự Khê, diện tích đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi hết. Người dân về tư liệu sản xuất là không còn gì cả, điều kiện hết sức khó khăn. Vì vậy, người dân đã làm kho, xưởng để cho thuê, trang trải thêm cuộc sống. Với góc độ địa phương ở đây, có những gì tạo điều kiện cho bà con được thì mình phải tạo điều kiện. Có gia đình đã chuyển đổi mục đích sử dụng, có hộ chưa có điều kiện chuyển đổi. Đất vườn của người ta, cha ông để lại được cấp giấy rồi, bây giờ bảo người ta đi chuyển mục đích người ta không chuyển đâu. Người ta không có tiền để người ta chuyển đổi, làm sao bắt người ta được.
 
Qua nội dung trao đổi của lãnh đạo xã Cự Khê, có thể thấy, phản ánh của người dân là có cơ sở. Việc “tạo điều kiện” của chính quyền địa phương phải chăng là một trong những nguyên nhân khiến cho vi phạm ngang nhiên tồn tại. Trước thực trạng này, đề nghị UBND huyện Thanh Oai, UBND TP. Hà Nội sớm chỉ đạo các bộ phận chức năng kiểm tra các công trình vi phạm ở xã Cự Khê; đồng thời xem xét xử lý nghiêm cá nhân, tập thể vì thiếu năng lực hay cố tình buông lỏng để sai phạm tồn tại, tránh gây bức xúc dư luận.
 
 
 
Lê Nguyễn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top