Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam vừa có văn bản đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu thuốc lá như tiêu hủy hoàn toàn thuốc lá lậu, trích Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá cho lực lượng chức năng chống buôn lậu...
Dùng 50% tiền Quỹ cho đấu tranh chống buôn lậu
Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá được thành lập nhằm huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, từ đó giảm thiểu tác hại đối với người sử dụng và nâng cao sức khỏe đời sống cho cộng đồng.
Theo thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, sau 5 năm hoạt động (tính từ năm 2013 đến năm 2018), Quỹ này đã thu được hơn 1.324 tỷ đồng (riêng năm 2018 đã thu gần 300 tỷ đồng) và mức thu năm 2019 sẽ cao hơn do tăng tỷ lệ đóng góp từ 1,5% lên 2% áp dụng từ ngày 1/5/2019.
Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, hiện nay, hoạt động của Quỹ chỉ phục vụ cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá nói chung, tập trung vào các giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức người tiêu dùng, kiểm soát sử dụng thuốc lá nơi công cộng... Trong khi các báo cáo, thống kê của Hiệp hội cho thấy, tình hình buôn lậu thuốc lá diễn biến phức tạp, thuốc lá lậu đang được bán tràn lan trên thị trường và có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với thuốc lá sản xuất trong nước.
Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá theo hướng quy định Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lực lượng chức năng (công an, biên phòng, hải quan và quản lý thị trường) trong công tác đấu tranh phòng chống thuốc lá nhập lậu; hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, phương tiện, biên chế cho các lực lượng trực tiếp thi hành công tác chống buôn lậu thuốc lá.
Hiệp hội kiến nghị, để việc quản lý, sử dụng Quỹ được hiệu quả, công khai và minh bạch, Hội đồng quản lý Quỹ phải có đại diện đến từ Hiệp hội Thuốc lá. Bổ sung Khoản 2 Điều 29 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá: “cho phép sử dụng 50% Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá phục vụ cho các công tác đấu tranh chống thuốc lá nhập lậu”.
Ngừng tái xuất, tiêu hủy hoàn toàn thuốc lá nhập lậu
Quyết định 20/2018/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/6/2018 cho phép "thí điểm bán đấu giá thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu đảm bảo chất lượng để xuất khẩu ra nước ngoài thay vì tiêu hủy toàn bộ như trước đây". Mặc dù mục tiêu ban đầu của quy định này là tốt, nhằm thu được khoản tiền không nhỏ từ việc tái xuất, song thực tế đã khiến việc xử lý thuốc lá nhập lậu bị tịch thu ách tắc, ảnh hưởng đến nỗ lực đấu tranh chống thuốc lá lậu.
Như xác định thuốc lá như thế nào là đảm bảo chất lượng, tốn chi phí cao để kiểm định. Những năm qua, thuốc lá nhập lậu bị tịch thu thường không đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện bắt buộc để đảm bảo quy chuẩn, chất lượng...
Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho rằng, cần tiêu hủy toàn bộ thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu bị tịch thu, vừa giúp giải tỏa ách tắc tại các địa phương hiện nay, vừa giúp ngành thuốc lá chung tay cùng các lực lượng chức năng chống thuốc lá lậu có hiệu quả hơn thông qua cơ chế của Quỹ hỗ trợ phòng chống buôn lậu thuốc lá.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm có hơn 700 triệu bao thuốc lá lậu tiêu thụ trong nước (chiếm hơn 20% thị phần), gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, mất việc làm cho khoảng 1 triệu nông dân, công nhân ngành thuốc lá. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên nếu như không có các biện pháp tích cực, hữu hiệu để chống lại thuốc lá lậu.
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài chính (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra thông tin nêu trên; đồng thời, chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành, địa phương tăng cường, đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là tình trạng buôn lậu thuốc lá thời gian qua; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8 năm 2019.
TP. HCM: Thu giữ hơn 14 kg ma túy gửi qua đường bưu kiện
Trong ngày 25 và 26/6, Đội kiểm soát phòng, chống ma túy - Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra 7 bưu kiện nhập khẩu, phát hiện, thu giữ hơn 14 kg ma túy tổng hợp.
7 bưu kiện này được gửi từ Pháp, Đức, Thái Lan về TP.HCM qua dịch vụ bưu chính quốc tế và chuyển phát nhanh dưới dạng quà biếu cá nhân phi mậu dịch.
Theo Cục Hải quan TP.HCM, số ma túy nêu trên được các đối tượng che giấu tinh vi trong các kiện hàng hóa bằng hình thức ép chặt bên trong vách thùng carton, trong ruột máy hát đĩa, trong túi bằng vải, dưới đáy máy lọc nước, trong ruột máy massage chân và trong ruột loa điện tử.
Đặc biệt, để qua mắt các cơ quan chức năng, các đối tượng đã gửi số ma túy này cho người nhận và địa chỉ không có thật trên vận đơn và bưu kiện. Nếu trót lọt, không bị kiểm tra, các đối tượng sẽ tìm cách móc nối để nhận ma túy vì hàng hóa được gửi theo hình thức chuyển phát giao hàng theo yêu cầu của chủ hàng.
Đồng Nai: Phạt gần 200 người sử dụng ma túy trong một quán bar
Ngày 27/6, Công an thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với gần 200 đối tượng sử dụng ma túy trong quán bar ST Club - Làn Sóng Trẻ với số tiền hơn 160 triệu đồng.
Công an thành phố Biên Hòa cũng tham mưu để UBND thành phố Biên Hòa xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ quán bar ST Club - Làn Sóng Trẻ; kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai (cơ quan cấp giấy phép kinh doanh) kiểm tra, xử lý quán bar theo quy định của pháp luật.
Trước đó, ngày 23/6/2019, Công an TP. Biên Hòa (Đồng Nai) ập vào kiểm tra quán bar ST Club - Làn Sóng Trẻ ở phường Tân Tiến, (TP. Biên Hòa) lúc này có khoảng 300 người đang tụ tập vui chơi, ăn uống. Qua test nhanh, có gần 200 thanh niên dương tính với ma túy.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.